Hình thành tập đoàn kinh tế có sức cạnh tranh

Một phần của tài liệu Những giải pháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế.pdf (Trang 63 - 64)

Vốn Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, tính đến tháng 6/2004 133

3.3.1.4 Hình thành tập đoàn kinh tế có sức cạnh tranh

Một điều dễ nhận thấy là đa số các nhà đầu tư ra nước ngoài ở các nước công nghiệp phát triển hay những nước công nghiệp mới đều từ các tập đoàn đa quốc gia. Sự phát triển của chúng là động lực thúc đẩy năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Cho nên việc hình thành duy trì và phát triển các tập đoàn kinh tế lớn trong một quốc gia là một điều hết sức cần thiết. Chủ trương của Đảng thể hiện qua Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 3, khóa IX là xây dựng hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh dựa trên cơ sở các tổng công ty nhà nước. Nhưng phải nhìn nhận thực tế hiện nay chúng ta chưa thực sự có một tổng công ty theo đúng nghĩa của nó. Song trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, cũng như điều kiện trong nước, Việt Nam cần và hoàn toàn có cơ sở từng bước thành lập những tập đoàn doanh nghiệp trên nền tảng các Tổng công ty 90, 91

có qui mô lớn, có trình độ quản lý, có kinh nghiệm hoạt động kinh doanh cũng như có kinh nghiệm trong liên doanh với nước ngoài để xây dựng tập đoàn.

Thí điểm tổ chức mô hình công ty mẹ - con. Sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả phát triển thành những công ty mẹ. Đó là những công ty có quy mô lớn về doanh thu, máy móc thiết bị, lao động cao, có uy tín trên thị trường trong nước và ngoài nước, có hiệu quả kinh tế, có kinh nghiệm quản lý, có chiến lược phát triển lâu dài, phù hợp với đường lối công nghiệp hóa của đất nước và xu thế phát triển của thế giới. Các công ty con có thể là các công ty thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau mà công ty mẹ nắm giữ cổ phần lớn có thể tác động đến chiến lược phát triển của các công ty con. Các công ty con được hình thành trên cơ sở tự nguyện gia nhập hoặc bị thâu tóm.

Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh độc lập tư nhân có thể tự nguyện liên kết với nhau thành hiệp hội để từ từ thống nhất thành lập tập đoàn doanh nghiệp nhằm thực hiện chiến lược kinh doanh thống nhất, tích tụ và tập trung vốn, tạo thế cạnh tranh mạnh, chiếm lĩnh mở rộng thị trường làm ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao ở trong và ngoài nước. Cuối cùng Chính phủ cần chú ý tạo một sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế và một sự phân cấp mạnh mẽ hơn nữa.

Một phần của tài liệu Những giải pháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế.pdf (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)