Những thành công

Một phần của tài liệu Những giải pháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế.pdf (Trang 34 - 36)

Vốn Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, tính đến tháng 6/2004 133

2.2.1Những thành công

Sự thiếu thốn, kém thế về vốn, kỹ thuật so với các doanh nghiệp khác của châu Á khi đầu tư ra nước ngoài đã được các doanh nghiệp hạn chế đến mức tối đa bằng cách phát huy những ưu thế của sản phẩm vốn có thế mạnh xưa nay của mình như thực phẩm, giày dép, du lịch, dịch vụ y tế… Tiêu biểu cho điều này là hoạt động có lãi của các dự án của Saigontourist (ở Nhật, châu Âu), Trung Nguyên (ở Trung Quốc), Kinh Đô (ở Mỹ), Biti’s (ở Trung Quốc) hay ngành Nhựa (ở Đông Âu)…

Doanh nghiệp Việt Nam đã biết phân khúc thị trường và xoáy sâu vào thị trường mục tiêu (Campuchia, Lào, Trung Quốc, Đông Âu, Trung Đông…), dám nghĩ và thực hiện những dự án đầu tư mang tính mạo hiểm nhưng có hiệu quả vào các thị trường lớn như Mỹ (nhựa, thực phẩm, giày da…) và Nhật Bản (thực phẩm, các dịch vụ du lịch…).

Đối với các ngành công nghệ kỹ thuật cao, đòi hỏi nhiều vốn thì các doanh nghiệp một mặt hình thành các cơ sở tại nước ngoài dưới hình thức đại lý

phân phối sản phẩm cho các tập đoàn (EIS tại Singapore), hay thực hiện gia công theo từng công đoạn của sản phẩm (FPT tại Mỹ, thực hiện gia công phần mềm cho các hãng tin học lớn), hoặc dựa vào chuyển giao công nghệ của các công ty lớn để tiến hành công việc đầu tư tại nước ngoài. Petro Việt Nam thường sử dụng nhiều công nghệ của đối tác Nga trong việc thực hiện các dự án khai thác khoáng dầu tại nước ngoài, những hoạt động này chẳng những giúp công ty kinh doanh tại nước ngoài có hiệu quả mà còn giúp cho công ty xâm nhập và thu lượm nhiều thông tin công nghệ có giá trị, phục vụ việc sản xuất trong nước.

Việc các doanh nhân Việt Nam đầu tư vào các thị trường như Nga, châu Âu, Mỹ, Australia…nơi có sẵn cộng đồng người Việt đang định cư đông đúc, bám rễ khá sâu vào đời sống, sinh hoạt kinh tế - xã hội địa phương, đã cho phép Việt Nam tận dụng các nguồn vốn tài chính, chất xám, các quan hệ đa dạng, nhiều chiều, nhiều cấp độ và hữu ích đang có tại các nước - thị trường lớn này của Việt Nam, cả hiện tại lẫn tương lai. Điều này trực tiếp làm tăng sự quảng bá hình ảnh đất nước, con người và củng cố vị thế của Việt Nam ở các địa phương này nói riêng, ở thị trường thế giới nói chung, đồng thời còn kéo theo sự mở ra các cơ hội đầu tư, công ăn việc làm, du học và đào tạo mới cho người Việt Nam ở cả trong nước lẫn nước ngoài.

Tóm lại, việc các doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư ra nước ngoài là đồng nghĩa với việc mở thêm các mạng lưới, chân rết, các kênh và quan hệ kinh tế xã hội mới của Việt Nam với thị trường nước ngoài, mà qua đó, các luồng vốn, khoa học, công nghệ và lao động sẽ tăng cường lưu chuyển hai chiều, tiếp thêm “máu” và đem lại những xung lực mới, tích cực cho phát triển kinh tế xã hội trong nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tạo hệ thống "rễ chùm" cần có để Việt Nam liên thông và hội nhập, bám rễ vững chắc và hiệu quả vào nhịp đập của đời sống kinh tế quốc tế, bảo đảm sự

liền mạch, thống nhất giữa sản xuất tiêu thụ của doanh nghiệp trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay.

Thực tế đã chứng minh các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam tuy vốn không lớn nhưng đầy hiệu quả. Trong xu thế hội nhập sâu rộng, chắc chắn, số dự án đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam sẽ không chỉ dừng lại ở ba con số. Cơ hội đầu tư đang có chiều hướng thuận cho các doanh nghiệp Việt Nam, song chiếc áo pháp lý dường như đã quá chật...

Một phần của tài liệu Những giải pháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế.pdf (Trang 34 - 36)