Vận động thiết lập tham gia các liên minh song phương, đa phương để tạo thế và lực cho doanh nghiệp trong hội nhập.

Một phần của tài liệu Những giải pháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế.pdf (Trang 60 - 62)

Vốn Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, tính đến tháng 6/2004 133

3.3.1.2Vận động thiết lập tham gia các liên minh song phương, đa phương để tạo thế và lực cho doanh nghiệp trong hội nhập.

phương để tạo thế và lực cho doanh nghiệp trong hội nhập.

Đầu tư ra nước ngoài bao giờ cũng là hoạt động phức tạp hơn nhiều so với đầu tư trong nước. Bản thân của đầu tư ra nước ngoài phải chịu sự chi phối của những chính sách quốc gia đầu tư và quốc gia nhận đầu tư, cũng như những qui định về luật chơi thương mại quốc tế. Mà những qui tắc trò chơi quốc tế bao giờ cũng được xây dựng trên sự chèn ép lợi ích của các quốc gia lớn đối với các quốc gia nhỏ, vì vậy một chính sách ngoại giao khéo léo, một liên kết giữa những “chàng tí hon” sẽ bảo vệ các doanh nghiệp của mình có hiệu quả hơn trên

võ đài thương trường quốc tế. Quốc gia nào đi ngược lại xu hướng trên sẽ tự cô lập và triệt tiêu nền kinh tế mình trước thế giới.

Với chủ trương Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, Đảng ta đã nhanh chóng chiếm được thiện cảm của bè bạn năm châu. Minh chứng cho sự linh hoạt trong ngoại giao được biểu hiện qua việc Mỹ bãi bỏ cấm vận Việt Nam (1995), gia nhập ASEAN (1997), tham gia diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương và sắp tới đây là thành viên của WTO và AFTA. Sự hợp tác chặt chẽ gắn bó với các nước trong khu vực đã tạo ra được môi trường hoạt động thuận lợi cho các doanh nghiệp muốn làm ăn tại các nước láng giềng. Nhìn thực tế thì các doanh nghiệp của ta vẫn chưa khai thác hết được những thuận lợi này. Điều này đòi hỏi Chính phủ cần phải chú ý thông tin rộng rãi và nhanh chóng hơn nữa về những qui định, hiệp định mà Chính phủ đã ký kết với các nước, tạo cho doanh nghiệp điều kiện nắm bắt kịp thời.

Đứng trước thực tế hiện tại và dự đoán được những khó khăn mà chúng ta sẽ gặp trong hoạt động quốc tế, thì các ban ngành, đặc biệt là Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch - Đầu tư cần phải lường trước và có những hành động đối phó diễn biến phức tạp của chính sách bảo hộ cực kỳ diều hâu của các nước mà chúng ta hay gọi là đế quốc. Trong đó cần chú ý xem xét và chuẩn hóa các qui định đã thỏa thuận với nước ngoài thành những qui tắc ứng xử của doanh nghiệp Việt Nam khi hoạt động kinh doanh quốc tế. Thông thường do không đáp ứng điều này nên chúng ta thường thua thiệt khi tiếp cận thị tường nước ngoài.

Cần lập những liên minh giữa các quốc gia có lợi thế về một sản phẩm nào đó để tránh cạnh tranh với nhau quá mức gây thiệt hại cho sản xuất của quốc gia. Nắm vững những qui định, điều luật của quốc gia, tổ chức kinh tế thế giới để có biện pháp đối phó với những vụ kiện mà lúc nào cũng có thể xảy ra.

Cần tìm kiếm sự ủng hộ của các nền kinh tế mạnh, có truyền thống quan hệ làm chỗ dựa vững chắc cho hoạt động kinh tế ngoài biên giới. Chú ý đến những sản phẩm nước ta có lợi thế xuất khẩu và dễ dàng xâm nhập vào thị trường quốc tế và ảnh hưởng đến sản xuất của một bộ phận nước lớn vì đây là những đối tượng dễ bị “chiếu tướng” nhất.

Nhìn chung, cho dù có cố gắng hết mức nhưng tính chất phức tạp của các mối quan hệ kinh tế, ngoại giao giữa các quốc gia khiến cho một lô các chính sách không phải bao giờ cũng hiệu quả, nó tùy thuộc vào việc nhà quản lý vĩ mô sử dụng chính sách nào, vào lúc nào là phù hợp. Sự phù hợp này phải bao gồm đảm giải quyết được vấn đề và không chệch ra khỏi những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu Những giải pháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế.pdf (Trang 60 - 62)