Vốn Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, tính đến tháng 6/2004 133
3.1.4 Quá trình đầu tư ra nước ngoài cũng là quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ, hội nhập bình đẳng trong liên thông kinh tế quốc tế
chuyển giao công nghệ, hội nhập bình đẳng trong liên thông kinh tế quốc tế
Dưới ảnh hưởng khoa học - công nghệ, do yêu cầu tái cấu trúc cơ cấu sản xuất của nền kinh tế liên tục tăng trưởng cao, các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam đã đồng thời thực hiện hai quá trình, một mặt nhanh chóng ứng dụng những thành tựu mới của khoa học - công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, mặt khác từng bước di chuyển những dây chuyền công nghệ đã lạc hậu tương đối so với điều kiện trong nước ra ngoài biên giới nhằm tiếp tục khai thác chúng và chuyển dịch những ngành có hàm lượng thô sơ cao do năng suất lao động trong nước không ngừng tăng lên. Trong quá trình này, Việt Nam, thông qua FDI ra ngoài kèm theo là sự di chuyển công nghệ có thể tranh thủ được nguồn công nghệ tương đối thích hợp, giải quyết việc làm cho người lao động. Sau khi hoàn tất
chuyển giao công nghệ về nước, doanh nghiệp tiến hành hoàn thiện, làm chủ công nghệ, đáp ứng được chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Việc đổi mới kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực xét về chiến lược là khẩu hiệu chính đối với các nhà sản xuất - kinh doanh ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vào các nước phát triển cần có những đối sách mềm dẻo thích hợp để nước nhận đầu tư thể hiện tính bình đẳng, công bằng và qua đó doanh nghiệp nhận được sự hợp tác giúp đỡ khi chuyển giao công nghệ, trong đó bao gồm chuyển giao cả phần cứng và phần mềm, linh hoạt cho từng đối tượng, linh hoạt cả về phương thức và thị trường chuyển giao. Chuyển giao công nghệ trên cơ sở mong muốn chung là hẹp dần khoảng cách, hướng tới sự phát triển đồng đều nhằm liên thông kinh tế quốc tế.