Tranh thủ đầu tư ra nước ngoài bằng lợi thế so sánh của Việt Nam

Một phần của tài liệu Những giải pháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế.pdf (Trang 51 - 52)

Vốn Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, tính đến tháng 6/2004 133

3.1.2Tranh thủ đầu tư ra nước ngoài bằng lợi thế so sánh của Việt Nam

Hội nhập là cạnh tranh. Muốn cạnh tranh phải triển khai những ưu điểm để sản phẩm có chất lượng tốt và rẻ hơn trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước. Như thế phải đầu tư vào một số ngành có lợi thế so sánh. Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trên thế giới đã chứng minh rằng lợi ích của ngoại thương càng lớn khi sự khác biệt giữa hai bên đối tác càng nhiều và có tính chất bổ sung nhau. Do đó, Việt Nam cần tranh thủ đầu tư ra nước ngoài bằng việc phát huy lợi thế so sánh của mình.

Đến nay, một số mặt hàng của Việt Nam như nông sản nhiệt đới chế biến, đồ gỗ, dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ, thủy hải sản, gạo, cà phê, cao su thiên nhiên, hạt tiêu, gốm sứ và các mặt hàng tiêu dùng trong gia đình đã chiếm được thị phần đáng kể trên thế giới. Đây là những mặt hàng rất có tiềm năng, có triển vọng tăng cao và đều có thể tiếp tục gia tăng tại các thị trường lớn. Bởi vì đây là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh và các quốc gia mà Việt Nam đầu tư không hoặc ít sản xuất. Hơn nữa, đây còn là những mặt hàng mà Việt Nam phát huy lợi thế so sánh trong việc sử dụng nhiều lao động.

Điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư công nghệ mới và thực hiện các biện pháp khác để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh với hàng hóa của nước nhận đầu tư. Điều quan trọng nữa là phải theo kịp sự thay đổi liên tục, đa dạng của nhu cầu tiêu dùng ở các thị trường lớn. Tuy vậy, dù tình hình kinh tế của các quốc gia mà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư có ra sao thì sức mua, sức tiêu dùng to lớn của các thị trường này vẫn có chỗ cho số lượng hàng hóa thuộc lợi thế của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Những giải pháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế.pdf (Trang 51 - 52)