Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Những giải pháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế.pdf (Trang 41 - 44)

Vốn Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, tính đến tháng 6/2004 133

2.3.1Nguyên nhân khách quan

Thực tiễn thế giới đã chứng tỏ rằng một quốc gia mà có dòng đầu tư ra nước ngoài càng mạnh thì càng có nhiều khả năng mở rộng thị trường và tăng cơ hội đầu tư kinh doanh, tăng việc làm và tăng động lực phát triển kinh tế đất nước. Các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản là những nước có nền kinh tế đứng nhất,

nhì thế giới, chính là những nước có dòng đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới. Ngay như Trung Quốc, mặc dù luôn coi trọng thu hút FDI và hàng chục năm nay đứng đầu các nước đang phát triển về thu hút FDI, thì cũng hàng chục năm nay luôn có dòng đầu tư ra nước ngoài lớn hàng đầu trong nhóm nước các nước đang phát triển. Đây là một bí quyết của Trung Quốc, nó góp phần giải thích vì sao hàng hóa của Trung Quốc ngày càng bành trướng, vừa ồ ạt, vừa len lỏi vững chắc vào tận hang cùng ngõ hẻm thị trường trên toàn thế giới.

Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm các nước đang phát triển, đã sớm nhận ra những kinh nghiệm quý báu từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc và các nước phát triển khác. Đóng vai trò những viên đá tảng mở đường cho dòng đầu tư Việt Nam ra nước ngoài chính là những Hiệp định, Nghị định thư, Luật, Thoả thuận, các định chế pháp lý trong nước và quốc tế khác liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư, lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ và lao động qua biên giới quốc gia. Vì thế cho đến nay, Việt Nam đã ký khoảng 70 hiệp định, nghị định thư… như vậy, cụ thể như Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, các Hiệp định tránh đánh thuế trùng với các nước để bảo hộ và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài. Đây là một cố gắng lớn của Chính phủ, việc này đã cho phép doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận sâu rộng hơn với thị trường nước ngoài, từ đó đa dạng hoá và không ngừng bổ sung, mở rộng các đối tác, thị trường nguyên liệu, nguồn cung cấp máy móc, công nghệ, nguyên vật liệu và khách hàng… Đặc biệt, việc này cũng cho phép mở rộng dòng vốn đổ vào trong nước bắt nguồn trực tiếp từ sự hồi hương những khoản lợi nhuận thu được từ việc đầu tư ra nước ngoài, hay từ kết quả vận động đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp với các đối tác nước ngoài.

Doanh nghiệp Việt Nam đã tạo mối quan hệ tốt với nhiều doanh nghiệp và giới chức trách tại các nước đầu tư. Chính họ đã tạo điều kiện rất thuận lợi

cho các dự án, liên doanh của doanh nghiệp ta tại nước ngoài hoạt động. Mối quan hệ nồng thắm của doanh nghiệp ta với doanh nghiệp Việt kiều tại Liên bang Nga, hợp tác tốt đẹp của ta với các giới chức tại các địa phương Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Lào, Campuchia… đã làm cho các hoạt động của các doanh nghiệp tại các nơi này diễn ra hết sức tốt đẹp.

Tuy nhiên, đã có những nguyên nhân khách quan làm hạn chế hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua. Trước tiên có thể kể đến đó là tác động của biến động kinh tế thế giới vào nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập đầy đủ, trong đó có một số biến động mang tính toàn cầu, đã vượt quá tầm kiểm soát của chúng ta. Môi trường đầu tư kinh doanh cạnh tranh chưa lành mạnh, cũng như tập quán tiêu dùng còn nhiều các biệt ở các quốc gia mà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đã gây ra không ít trở ngại.

Đại đa số các nước vẫn coi Việt Nam là "quốc gia đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường", kết quả là nước sở tại sẽ đánh thuế rất cao đối với hàng hoá của Việt Nam. Chính sách và biện pháp chống bán phá giá mang tính kỳ thị này không chỉ làm cho một khối lượng lớn hàng hoá Việt Nam do bị đánh thuế cao buộc nhà đầu tư phải rút khỏi thị trường nước sở tại, mà hơn thế, còn dẫn đến tình trạng là làm giảm sức cạnh tranh ở các lĩnh vực mà Việt Nam đầu tư.

Ngoài ra, giá cả trên thị trường thế giới luôn biến động nên thị trường nước ngoài rất khó khăn khi tiếp cận. Thiên tai nặng nề, dịch bệnh và tình hình kinh tế sa sút chung ở khu vực đã ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường kinh tế của Việt Nam. Sự thiếu vắng những cơ sở cần thiết cho việc tiếp cận khoa học công nghệ, thiếu những điều kiện hỗ trợ các chủ thể đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến, đã kiềm chế tiềm năng đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Những giải pháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế.pdf (Trang 41 - 44)