Hoàn thiện hệ thống tài chính

Một phần của tài liệu Những giải pháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế.pdf (Trang 65 - 67)

Vốn Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, tính đến tháng 6/2004 133

3.3.1.6 Hoàn thiện hệ thống tài chính

Sự vận động có hiệu quả của FDI vào hay ra của quốc gia đều phụ thuộc rất lớn vào độ cởi mở hợp lý của thị trường tài chính và sự hoạt động hiệu quả của các định chế tài chính trong thị trường đó. Việt Nam hầu như miễn nhiễm

với cuộc khủng hoảng châu Á 1997, lý do không phải là Việt Nam có hệ thống tài chính mạnh mà nhờ chúng ta hầu như chưa mở cửa thị trường tài chính nên căn bệnh truyền nhiễm đó không thể lây lan sang Việt Nam được. Nhưng từ sự kiện đó đã đặt ra những điều cần suy nghĩ về chính sách tài chính và hệ thống tài chính của mình.

Trong tương lai không xa thì việc đầu tư ra nước ngoài là phổ biến và FDI vào cũng đạt ở mức cao, đồng thời Việt Nam cần phải thực hiện những thỏa thuận cam kết mở cửa thị trường vốn. Điều cần thiết là phải có lộ trình đầy đủ, rõ ràng về tự hóa tài chính. Vì vậy Việt Nam nên tiếp tục mở cửa dần dần thị trường tài chính theo trình độ mở phù hợp, trình tự hợp lý sao cho vừa đảm bảo nâng dần năng lực cạnh tranh, vừa thích nghi và tiến gần hơn đến những tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Sự thành công về việc xúc tiến mở cửa thị trường tài chính thời gian qua (hoạt động có hiệu quả của các công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài, của các chi nhánh văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài) đã cho thấy rằng sự tham gia đầu tư của nước ngoài đem lại những lợi ích đáng kể. Đi đôi với mở cửa cần phải cải cách triệt để hệ thống tài chính ở nước ta. Gần hơn một thập niên trôi qua mà những định chế tài chính quốc gia vẫn còn ì ạch ở điểm xuất phát, ít hiệu quả và quá ỷ lại vào Chính phủ. Thực trạng này không thể duy trì bằng cách hạn chế sự thâm nhập của các hoạt động đầu tư quốc tế mà cần phải được bảo hộ thông qua những cải cách triệt để trên cơ sở đó tạo ra được năng lực tự bảo vệ trong điều kiện cạnh tranh quốc tế khi cạnh tranh.

Tuy nhiên, mở cửa cũng không nên quá đột ngột vì như thế Chính phủ có nguy cơ mất quyền kiểm soát hệ thống tài chính. Vì vậy cải cách loại bỏ một cách hợp lý dần tính hành chính bao cấp của hệ thống tài chính nội địa cho thích ứng kinh tế thị trường được coi là chiến lược thành công. Cải cách cần xem trọng điều hành chính sách tỷ giá, quản lý ngoại tệ, chính sách lãi suất - những yếu tố

nhạy cảm với nền kinh tế. Đồng thời phải đi song song với xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện, nhằm tạo ra một hành lang pháp luật ổn định, nhà nước giữ vai trò chủ đạo về quản lý, kiểm soát tài chính và tạo môi trường thuận lợi cho các định chế hoạt động. Mở cửa thị trường tài chính nên đi từ thị trường bảo hiểm (thực tiễn chứng minh có hiệu quả) còn thị trường ngân hàng và thị trường chứng khoán cần phải thận trọng, chỉ mở rộng cửa khi điều kiện cho phép.

Cần khai thác lợi thế nước đang phát triển trong các cuộc đàm phán song phương, đa phương để được hưởng ưu đãi duy trì thời gian dài hơi hơn cho các định chế trong nước hoàn thiện mình. Khi đàm phán cần chú ý thỏa thuận với các tổ chức nước ngoài về tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài kèm theo những ràng buộc về hình thức đầu tư và nhân sự điều hành hoặc sử dụng lao động, để đảm bảo lợi ích quốc gia và sự kiểm soát của nhà nước đối với thị trường tài chính.

Việc mở cửa thị trường tài chính và hoàn thiện hệ thống tài chính tạo điều kiện cho dòng vốn ra vào “thoải mái” và hiệu quả hơn. Việc thực hiện nó không chỉ mang tính kỹ thuật mà còn mang tính nghệ thuật rất cao. Một sự cầu toàn quá mức hay mạo hiểm quá mức trong chính sách vĩ mô về vấn đề này đều đem đến những hậu quả không tốt cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Những giải pháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế.pdf (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)