Khả năng về cạnh tranh thị trường của Việt Nam

Một phần của tài liệu Những giải pháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế.pdf (Trang 58 - 59)

Vốn Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, tính đến tháng 6/2004 133

3.2.4 Khả năng về cạnh tranh thị trường của Việt Nam

Khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam đã thay đổi rất nhiều và theo chiều hướng tốt. Các doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm đến việc cạnh tranh không chỉ bằng giá mà bằng dịch vụ và giá trị gia tăng của các sản phẩm hàng hóa của mình thông qua chất lượng, thiết kế mẫu mã hàng hóa. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa hãnh diện với hàng chữ "Made in Vietnam" trên các sản phẩm của mình. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú tâm xây dựng chiến lược thị trường, quảng bá sản phẩm, thương hiệu, mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước. Nhờ đó, hàng hóa Việt Nam đã được biết đến ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có nhiều mặt hàng cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại của các nước. Nhiều mặt hàng đã khẳng định được chỗ đứng trên các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU.

Một nền kinh tế không thể cạnh tranh trừ phi các công ty đang hoạt động là các công ty có khả năng cạnh tranh. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp phụ thuộc hai yếu tố chính: Thứ nhất là, môi trường tổng thể của nền kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng tốt nhất các lợi thế so sánh của đất nước để phát triển và tiếp cận với thị trường thế giới. Thứ hai là, năng lực của nhà quản lý doanh nghiệp biết tận dụng các lợi thế cạnh tranh đó, phối hợp các nguồn lực bên trong và bên ngoài để tổ chức sản xuất tốt, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, chất lượng

của các ngành dịch vụ như tài chính, tiền tệ, bảo hiểm, bưu chính-viễn thông, vận tải... cũng tác động khá lớn đến sức cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp... Tuy nhiên, suy cho cùng thực chất của cạnh tranh dù là về giá cả, trình độ công nghệ hay cung cách phục vụ, cuối cùng là cạnh tranh về tri thức và chất lượng con người. Có lẽ vì vậy mà nền kinh tế tri thức đang cần một nền giáo dục đào tạo mang tính cách mạng.

Một phần của tài liệu Những giải pháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế.pdf (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)