a, Thuận lợi
Cảng Sài Gòn, cửa khẩu quan trọng hàng đầu phía Nam. Có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc xuất nhập khẩu hàng của khu vực phía nam. Là cầu nối chuyển tải hàng Việt Nam ra thế giới, nhập thiết bị thiết yếu về phục vụ cho sản xuất, phát triển kính tế xã hội, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước.
http://svnckh.com.vn 33
Vị trí địa lý.
- Cảng Sài Gòn tiếp giáp với đường Nguyễn Tất Thành – quận 4, đây là một trong những khu vực có kinh tế phát triển nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, lưu lượng hàng hoá đổ vào khu vực này khá nhiều. Đây là một trong những lợi thế của Cảng. Bên cạnh đó, chiều dài đất cảng là một thế mạnh của cảng Sài Gòn. Tàu vào nhập hàng, ăn hàng thuận tiện. Một ngày hàng trăm chiếc xe ra vào cảng vận chuyển hàng hóa. Cảng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trung chuyển hàng hóa đã mở ra bốn cổng nằm ở bốn địa điểm khác nhau, đón các phương tiện chở hàng hoá xuất nhập khẩu cùng công nhân vào làm việc.
- Cảng này nằm ở vị trí rạch Tàu Hũ đổ ra sông Sài Gòn, rất thuận lợi cho tàu ghe bốc hàng từ Chợ Lớn chở đến. Thủy trình từ Vũng Tàu đến cảng chỉ mất khoảng 4-5 tiếng đồng hồ, cảng không bị phủ bùn, dòng chảy của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai không mạnh, trên thực tế độc lập với sông Mêkông về chế độ thủy lưu. Luồng lạch vào cảng sâu và rộng, tàu trọng tải lớn có thể vào tận cảng.
- Cảng Sài Gòn còn có thể mở rộng về phía hạ lưu sông Sài Gòn, có những vũng thông với biển, thuận lợi cho phát triển thương mại, có triển vọng thu hút một số tàu từ Singapore đi Java (Indonesia) hay Hồng Kông qua lại ngoài khơi.
- Nếu so sánh về vị trí thì chắc chắn trong khu vực Đông Nam Á và Đông Á, Cảng Sài Gòn sẽ hoàn toàn có thể cạnh tranh với cảng Hồng Kông và cảng Singapore, mà còn cả các cảng khác như Busan của Hàn Quốc, Thượng Hải của Trung Quốc, Cao Hùng (Kaohsiung) và Keelung của Đài Loan, Klang và Tanjung Pelepas của Malaysia, Laem Chabang của Thái Lan. Đây đều là các cảng trung chuyển container hàng đầu khu vực với lượng container thông qua rất lớn, và là các cảng mà các hãng tàu uy tín lựa chọn để trung chuyển hàng hóa.
http://svnckh.com.vn 34
- Nếu so sánh với các cảng khác trong khu vực thì trang thiết bị và cơ sở hạ tầng không phải là một lợi thế của Cảng Sài Gòn. Tuy nhiên, so với các các cảng trong nước thì đây rõ ràng là một thế mạnh của Cảng này.
- Với những số liệu trên đây, thì Cảng Sài Gòn đang sở hữu những phương tiện hỗ trợ các loại được đánh giá là hiện đại và phong phú nhất hiện nay trong cả nước
- Hàng năm, ban quản lý luôn quan tâm đầu tư vốn để mua thêm các trang thiết bị tiên tiến mà các cảng biển trên thế giới đang áp sử dụng.
- Với tổng diện tích khoảng 500, 000 m2 thì Cảng Sài Gòn được đánh giá là một trong những cảng lớn nhất Việt Nam. Điều này tạo thuận lợi cho các chủ hàng và cảng làm hàng nhanh hơn.
Đội ngũ nhân viên.
Ngoài vị trí địa lý, khả năng cạnh tranh của cảng còn bao gồm một số yếu tố khác như năng suất và chất lượng xếp dỡ, cơ sở vật chất, khả năng kết nối của cảng với vùng hậu phương, các dịch vụ đi kèm, quy trình hoạt động, giá cả... Các cảng Klang, Tanjung Pelepas và Laem Chabang không có được khả năng làm hàng hiệu quả và khả năng kết nối vào các tuyến hàng hải quốc tế như Singapore, nên để cạnh tranh trong vai trò cảng đầu mối trung chuyển cho khu vực Đông Nam Á, họ chú trọng đầu tư vào diện tích khai thác cảng và giá nhân công rẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực nên Cảng Sài Gòn cho rằng đây sẽ là phương thức cạnh tranh mà Cảng sẽ áp dụng.
b, Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi trên, Cảng Sài Gòn cũng phải đối mặt với những khó khăn nhất định.
http://svnckh.com.vn 35
Tuy Cảng Sài Gòn nằm trong một vị trí khá thuận lợi nhưng chính điều này cũng vô hình chung gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động làm hàng của Cảng. Nằm trong khu vực phát triển nhất cả nước, với lượng hàng hoá ra vào tấp nập. Tuy nhiên, hệ thống giao thông khu vực này lại được quy hoạch không đồng bộ và hợp lý. Chính điều này đã tạo ra tình trạng ách tắc giao thông dẫn đến ứ đọng container trong khu vực Cảng.
Trong tình hình đó, các biện pháp phải áp dụng là tăng cường lực lượng giải quyết ách tắc đường giao thông sau cảng để nâng cao tốc độ rút hàng ra khỏi cảng, đẩy mạnh việc giải tỏa hàng bằng phương tiện vận tải đường sông. Hai biện pháp cuối cùng cũng được các chuyên gia lưu ý là đẩy nhanh tiến độ xây dựng cảng mới song song với việc xây dựng hệ thống đường bộ phục vụ cho vận chuyển thông qua cảng đồng thời giãn thời gian di dời cảng Sài Gòn để giảm áp lực cho Cảng tiếp tục đảm bảo duy trì năng lực tiếp nhận hàng thông qua trong hoàn cảnh yêu cầu hàng thông qua cảng tăng đột biến như hiện nay.
Tuy nhiên việc này sẽ không thể hoàn tất trong một sớm một chiều, đây là một dự án cần nhiều thời gian để thực hiên. Đáng nói hơn, thực hiện quyết định di dời, cảng Sài Gòn không thể tiếp tục đầu tư nâng cấp, đổi mới trang thiết bị bốc xếp, cải tạo hệ thống kho bãi để nâng cao năng lực tiếp nhận hàng hóa. Trong khi đó, do những biến động của thị trường, khối lượng và chủng loại hàng hóa đòi hỏi được thông qua cảng trong thời gian gần đây không những không giảm mà ngược lại còn gia tăng vượt xa các dự tính thông thường làm cho Cảng không kịp xoay sở. Bên cạnh đó, Cảng lại phải đối mặt với vấn đề giải quyết mặt bằng để xây dựng Cảng song song mới.
http://svnckh.com.vn 36
Tuy Cảng Sài Gòn đang sở hữu một số lượng lớn nhân viên. Tuy nhiên, trình độ nghiệp vụ của nhiều người vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu. Quá trình xử lý rườm rà và chậm chạp làm chậm tiến độ giải phóng hàng.
Không chỉ như vậy, mà tình trạng tiêu cực vẫn đang tồn tại và trở thành một trong những vấn nạn nguy hiểm nhất hiện nay. Dường như đút lót là công việc được các chủ hàng xem là không thể thiếu và là một bước trong quá trình làm hàng. Điều này đã đánh mất niềm tin đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Qua đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh và mối quan hệ làm ăn giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài.
Ngoài ra, khi các chủ hàng muốn xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hoá đều phải thực hiện rất nhiều thủ tục hành chính rườm rà. Điều này, tiêu tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc của các doanh nghiệp. Mặc dù, đã có nhiều kiến nghị đã được đưa lên ban quản lý Cảng, nhưng dường như tình trạng này không những không thuyên giảm mà còn tăng lên nhanh chóng. Nguyên nhân được đưa ra có thể là do cấp trên và cấp dưới không thống nhât hoặc chính ban quản lý cảng không thực sự muốn thực hiện một cuộc cải tổ thực sự trong nội bộ của mình và hoạt động thông quan hàng hoá.
Giá làm hàng
Theo đánh giá của các chủ hàng thì cước phí ( THD) mà Cảng Sài Gòn thu của họ vẫn đắt hơn nhiều so với các cảng trong khu vực. Trong khi, các cảng nước ngoài vẫn đang áp dụng biện pháp cước hợp lý để lôi kéo và giữ chân khách hàng thì Cảng Sài Gòn vẫn không có những hành động cụ thể đối với vấn đề này. Hiện nay, Cảng Sài Gòn vẫn áp dụng biểu giá như sau:
- Cước Ngoại (Thu bằng ngoại tệ ) áp dụng cho các dịch vụ cung cấp cho các tàu nước ngoài hoặc các chủ hàng là các Công ty nước ngoài, hàng hóa xuất
http://svnckh.com.vn 37
nhập khẩu … căn cứ theo biểu cước đối ngoại kèm theo Quyết định số 61/2003/QĐ-BTC ngày 25/04/2003.
- Cước nội : ( thu bằng nội tệ) áp dụng cho các chủ hàng , khách hàng trong nước,hàng hóa vận chuyển nội địa… căn cứ theo biểu cước kèm theo Quyết định số 227/CSG.TTKT ngày 01/04/2001 của Tổng Giám đốc Cảng Sài Gòn.
Việc công bố và thu Cảng phí căn cứ theo hai biểu cước trên đã được thực hiện ổn định và được khách hàng trong và ngoài nước chấp nhận. Tuy nhiên, cảng đang góp ý kiến với các Bộ ngành liên quan và thực hiện việc điều chỉnh giá cước nội và cước ngoại theo hướng tiến tới áp dụng 1 giá chung thống nhất. Nhưng, việc điều chỉnh này gặp nhiều khó khăn từ phía khách hàng trong nước do cước nội phải điều chỉnh tăng nên cũng đòi hỏi một quá trình và thời gian nhất định.