Áp dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc container tại cảng biển Việt Nam.pdf (Trang 72 - 77)

2. Năng suất xếp dỡ không cao

3.3.3.4. Áp dụng công nghệ thông tin

Hiện nay, việc quản lý cảng vẫn làm là theo hình thức thủ công, có một số cảng đã áp dụng công nghệ thông tin nhưng chưa hiệu quả. Khả năng tàu container xếp dỡ hàng nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ được các công ty quản lý (cảng vụ) và nhà khai thác cảng biển sử dụng. Nhà khai thác cảng biển có nhiệm vụ xử lý công việc xếp dỡ hàng của tàu. Một trong những ví dụ điển hình về việc đã áp dụng thành công công nghệ thông tin trong việc quản lý cảng là Singapore và HongKong. Các cảng này dùng công nghệ để giúp chủ tàu hoạch định toàn bộ tiến trình, làm thế nào để xếp dỡ hàng, vận chuyển hàng đến hay đi khỏi bãi, thậm chí là xếp container như thế nào và làm sao cho tối ưu.

http://svnckh.com.vn 73

Trong khi đó, các cảng vụ dựa vào công nghệ để giám sát sự an toàn của vùng biển và giải quyết giấy tờ để tàu có thể ra vào cảng nhanh chóng và dễ dàng.

Một trong những hệ thống công nghệ thông tin chính là Portnet và CITOS(Computer Integrated Terminal Operations System- Hệ thống tích hợp vận hành cảng) dùng để hỗ trợ trong việc xếp dỡ, vận chuyển và lưu trữ hàng hóa. CITOS một hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp có nhiệm vụ điều phối và hợp nhất mọi tài sản, từ cần trục, container cho đến tài xế. Khi thông tin được nhập vào thông qua Portnet, CITOS sẽ tự động lập kế hoạch xếp hàng và bố trí kho bãi dựa trên những yếu tố như sự ổn định của tàu, trọng lượng container, điểm đến của container... Điều này cho phép các cảng của Singapore tối ưu hóa công việc của mình. Hay như HongKong sử dụng một hệ thống điện tử quyết định cách thức dẫn đường cho xe tải trong bãi container, số lượng cần trục, xe tải nào được triển khai và lên thời gian biểu cho xe tải chở hàng đi khỏi bãi. Việc áp dụng này khá chặt chẽ và các chủ hàng hoặc người chuyên chở buộc phải tuân theo, điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ không có gian lận để xin gửi hàng ở cảng lâu hơn thời gian quy định. Tất yếu là sẽ khó có thể xảy ra tình trạng ứ đọng conatainer tại các cảng này.

Chính vì những ưu điểm trên, Việt Nam cần áp dụng những chương trình quản lý bằng công nghệ thông tin tiên tiến nhất hiện nay, để không những khắc phục được tình trạng ùn tắc container mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh của cảng biển Việt Nam đối với các cảng khác trong khu vực và trên thế giới.

http://svnckh.com.vn 74

Kết luận

Với xu thế toàn cầu hóa, việc hội nhập kinh tế thế giới đã, đang và sẽ đem lại nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam, mà một trong những phương tiện góp phần lớn vào việc tăng trưởng kinh tế chính là vận tải hàng hải, đặc biệt là phương thức chuyên chở hàng hóa bằng container.

Trong khu vực Châu Á, VN đang được xem là thị trường tiềm năng hàng đầu và riêng về hàng container, với vị trí địa dư thuận lợi của mình, hệ thống cảng biển của Việt Nam, nếu phát triển nhanh và hội đủ điều kiện, tiêu chuẩn quốc tế sẽ làm thay đổi đáng kể tình hình vận tải container trong khu vực trong thập niên tới. Thực tế là, hàng năm Việt Nam đã thất thu một phần ngoại tệ đáng kể cho việc gom hàng từ các nước bạn, ngoài ra còn phải chi một khoản nội tệ vì việc ùn tắc container tại cảng. Nhưng với tình hình hiện nay, nếu không có sự cải cách thì cảng biển Việt Nam và hình thức chuyên chở bằng container không những không góp phần thúc đẩy mà còn kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

Qua quá trình nghiên cứu thực trạng ùn tắc container tại các cảng biển Việt Nam hiện nay, nhóm tác giả đã đưa ra được một số biện pháp khắc phục tình trạng trên với hi vọng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành vận tải hàng hải nói chung và phương thức vận chuyển bằng container nói riêng tại Việt Nam.

Trong quá trình nghiên cứu, bài viết chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và có những vấn đề chưa khai thác hết. Rất mong sự đóng góp ý kiến và bổ sung từ phía các thầy cô và bạn đọc.

Xin chân thành cảm ơn!

http://svnckh.com.vn 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Sách, báo, tạp chí

1. Tạp chí hàng hải Việt Nam số 15, 16 tháng 11/2008, Phát triển kinh tế biển Việt Nam: Thực trạng và triển vọng

2. TS Lê Đămg Doanh, Thời báo kinh tế Sài Gòn, ngày 25/12/2008, Nhìn lại kinh tế biển Việt Nam

3. Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 202/1999/QĐ – TTg ngày 12 tháng 10 năm 1999 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010.

4. Ngân hàng thế giới tại Việt Nam 2006 - Chiến lược cơ sở hạ tầng những vấn đè liên ngành

5. Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội, 2004: Thương mại quốc tế và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế

6. Alasdair MacBean: Trade and transiton trade promotion in transitional economies

7. United nations: Review of maritime transport 2007

8. PGS – TS Nguyễn Như Tiến trường đại học Ngoại Thương, Giáo trình vận tải và giao nhận II. Các website 1. http://www.unctad.org 2. http://www.iggi.unesco.or.kr 3. http://www.worldlanguage.com 4. http://www.vinamarine.gov.vn/ 5. http://www.taichinhvietnam.com/ 6. http://www.thesaigontimes.vn

http://svnckh.com.vn 76 7. http://www.toquoc.gov.vn/ 8 .http://www.baothuongmai.com.vn 9. http://www.vcci.com.vn 10. http:// csg.com.vn/ 11. http:// haiphongport.com.vn

http://svnckh.com.vn 77

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc container tại cảng biển Việt Nam.pdf (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)