Cơ sở lý luận

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc container tại cảng biển Việt Nam.pdf (Trang 53 - 54)

2. Năng suất xếp dỡ không cao

3.1.1 Cơ sở lý luận

Trong những năm gần đây, nhu cầu vận chuyển bằng đường biển không ngừng tăng lên, trong đó, vận chuyển bằng phương thức container bình quân chiếm 72%. Trải qua thời kỳ đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì các nền kinh tế sẽ dần hồi phục và tăng trưởng trở lại. Do đó, thương mại sẽ tiếp tục phát triển, mà thương mại luôn gắn liền với tốc độ tăng trưởng của vận chuyển bằng container. Chính vì vậy, theo dự đoán thì những năm tiếp theo nhu cầu vận chuyển bằng container là rất lớn.

Thực tế, những lợi ích mà container mang lại là không thể phủ nhận. Trong những năm gần đây, chủ hàng rất chuộng phương thức chuyên chở này. Nhà nước đã tập trung đầu tư mới và quy hoạch lại các cảng container trong cả 3 miền Bắc, Trung và Nam. Bên cạnh các cảng thuộc sở hữu Nhà nước thì ở Việt Nam cũng xuất hiện nhiều cảng tư nhân, các cảng này cũng đã mạnh dạn hơn trong việc đầu tư và áp dụng mức cước hợp lý để cạnh tranh với các cảng nước ngoài.

Các chuyên gia dự báo rằng nền kinh tế Mỹ sẽ bắt đầu phục hồi vào năm 2009 và sẽ phát triển ở mức trung bình trong suốt mười năm tới với tốc độ khoảng 2.7%/năm.Và trong 10 năm tới Châu Á vẫn tiếp tục là động lực tăng trưởng với tốc độ 4.4%. Với các dự đoán này, đã dự đoán rằng tốc độ tăng trưởng container sẽ tăng trưởng ở mức 6.9% trong mười năm tới. Theo quy hoạch cảng biển đến năm 2010 thì số lượng hàng hoá thông qua bằng container

http://svnckh.com.vn 54

dự kiến đạt 230-250 triệu tấn, tăng gấp 200% so với trước và đến năm 2020 đạt 500-550 triệu tấn. Đối với cảng biển nhóm 5 của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó khu vực cảng biển thành phố Hồ Chí Minh được cập nhật lại dự báo lượng hàng hóa tương ứng với thực tế và nhu cầu phát triển sẽ đạt 100 triệu tấn, tăng 200% so với qui hoạch cũ.

Quy hoạch cảng biển đến năm 2020, được Chính phủ phê duyệt vào năm 1999, dự báo nhu cầu hàng hóa thông qua cảng vào năm 2003 là 106 triệu tấn, đến năm 2010 đạt 200 triệu tấn và năm 2020 là 336 triệu tấn. Xu hướng phát triển của thị trường vận tải biển Việt Nam, sự quá tải của hệ thống cảng, đặc biệt là cảng container, ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang thu hút nhiều công ty kinh doanh cảng biển nước ngoài. Hiệp hội Cảng biển Việt Nam cho biết, đến năm 2009-2010 sẽ có tám cảng container do nước ngoài đầu tư được đưa vào khai thác. Tới lúc đó, tổng năng lực xếp dỡ container sẽ đạt 16 triệu TEU (TEU = container 20 feet), tăng gấp ba lần hiện nay. Phần lớn các cảng container mới là ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Như vậy, tình trạng cảng quá tải ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có thể sẽ sớm được giải quyết, nhưng vấn đề tắc nghẽn giao thông đường bộ thì chưa biết đến bao giờ mới hết. Hiệp hội Cảng biển Việt Nam dự báo, với các cảng mới đang xây dựng ở Cái Mép, Thị Vải, nhu cầu vận chuyển container giữa TPHCM và Vũng Tàu vào năm 2010 sẽ trên 5 triệu TEU.

Trên cơ sở lý luận này, chúng ta hoàn toàn có thể lạc quan vào tốc độ tăng trưởng vận chuyển hàng hoá bằng phương thức container trong những năm tới ở Việt Nam và trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc container tại cảng biển Việt Nam.pdf (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)