Phương pháp dự phòng:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu và công cụ-dụng cụ tại công ty cổ phần á đông.doc (Trang 84 - 85)

- Thủ quỹ: Tổ chức ghi chép, phản ánh và theo dõi tình hình thu chi tiền mặt

b. Phương pháp dự phòng:

Doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình giảm giá, số lượng tồn kho thực tế của từng loại NVL để xác định mức dự phòng theo công thức:

Mức dự phòng cần lập cho niên độ tới

của NVL loại i

=

Số Lượng NVL loại i thực tế tồn kho tại thời điểm cuối niên độ cần lập dự

phòng

x Mức độ giảm gía của NVL loại i Trong đó:

Mức độ giảm gía của NVL loại i =

Giá thị trường của NVL loại i thực tế tồn kho tại thời điểm cuối niên độ

- Giá trị ghi sổ của NVL loại i

Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp.

Xử lí dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Tại thời điểm lập dự phòng nếu giá gốc của hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thì phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho;

- Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp được trích thêm phần chênh lệch vào giá vốn hàng bán ra trong kỳ.

- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu và công cụ-dụng cụ tại công ty cổ phần á đông.doc (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w