Hiệu lực của hợp đồng cho thuê tài chính

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về hợp đồng cho thuê tài chính (Trang 49 - 51)

5. Bố cục của luận văn

2.7 Hiệu lực của hợp đồng cho thuê tài chính

Để hợp đồng cho thuê tài chính có hiệu lực trước hết hợp đồng đó phải thỏa mãn những quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Các quy định về hợp đồng cho thuê tài chính không có quy định về vấn đề hiệu lực của hợp đồng, nhưng dựa trên các quy định chung của pháp luật về hợp đồng, điều kiện để hợp đồng có hiệu lực phải đảm bảo những yếu tố sau:

+ Các bên tham gia giao kết hợp đồng phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Việc ký kết hợp đồng cho thuê tài chính sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên nên để hợp đồng có hiệu lực và có khả năng thực hiện trên thực tế

34Khoản 3 Thông tư 07/2006/TT – NHNH ngày 7/9/2006 Hướng dẫn hoạt động mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính theo quy định tại Nghị định số 16/2001/NĐ - CP ngày 2/5/2001 và Nghị định 65/2005/NĐ – CP ngày 19/5/2005.

thì các bên tham gia giao kết hợp đồng phải có khả năng nhận thức các hành vi của mình cũng như hệ quả của việc giao kết hợp đồng.

+ Việc ký kết hợp đồng phải dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, có sự thống nhất ý chí giữa các bên giao kết, không bên nào được đe dọa, lừa dối bên nào;

+ Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội.

+ Pháp luật có quy định về hình thức của hợp đồng thì phải tuân theo quy định này.

Như vậy, nếu hợp đồng cho thuê tài chính không thỏa mãn các điều kiện trên đây, hợp đồng cho thuê tài chính mặc nhiên vô hiệu hoặc nếu có bất đồng giữa các bên về hiệu lực hợp đồng thì một bên có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu35.

Theo quy định tại mục 2.3 khoản 2 Điều 2 Thông tư 05/2011/TT – BTP ngày 16/2/2011 hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp: “Hợp đồng cho thuê tài chính quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 65/2005/NĐ – CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2001/NĐ – CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính” phải được đăng ký giao dịch bảo đảm. Ngoài ra, khoản 3 Điều 323 Bộ luật dân sự 2005 có quy định:

“Trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký theo quy định của pháp luật thì giao dịch bảo đảm đó có giá trị pháp lý đối với người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký”. Như vậy, hợp đồng cho thuê tài chính phải được đăng ký giao dịch bảo đảm tại Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm, nhưng việc đăng ký này không phải là điều kiện làm phát sinh hiệu lực của hợp đồngmà chỉ làm phát sinh giá trị pháp lý đối với người thứ ba, từ đó xác lập quyền ưu tiên của bên cho thuê tài chính đối với các chủ nợ khác có liên quan. Bên cạnh đó, việc ký kết hợp đồng cho thuê tài chính bằng văn bản và đăng ký tại trung tâm Đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ giúp các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực thi nhiệm vụ tốt hơn, giám sát, kiểm tra được tình hình của các công ty cho thuê tài chính. Do đó, áp dụng Điều 405 Bộ luật dân sự 2005 thì hợp đồng cho thuê tài

35 Điều 134 Bộ luật dân sự 2005: “ Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu”.

chính có hiệu lực từ thời điểm giao kết, nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác.

Tại Dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động cho thuê tài chính quy định: “Hợp đồng cho thuê có hiệu lực kể từ khi bên cho thuê xuất tiền trả cho bên cung cấp để mua tài sản cho thuê”. Nếu quy định này được áp dụng trên thực tế sẽ làm nảy sinh rất nhiều vấn đề vướng mắc cho các bên tham gia vào quan hệ cho thuê tài chính. Bởi trong quan hệ này, thông thường để có được tài sản thuê, công ty cho thuê tài chính sẽ phải ký kết hợp đồng mua tài sản từ nhà cung ứng hoặc sản xuất theo sự chỉ định của bên thuê. Nếu khi hợp đồng mua bán tài sản giữa công ty cho thuê tài chính và bên cung ứng đã có hiệu lực mà hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên thuê và công ty cho thuê tài chính chưa phát sinh hiệu lực thì sẽ xảy ra trường hợp bên thuê thay đổi tài sản hoặc không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng trong khi công ty cho thuê tài chính vẫn phải có nghĩa vụ thanh toán hợp đồng cho nhà cung cấp, nhưng không thể ràng buộc trách nhiệm nhận nợ của bên thuê.

Như vậy, việc áp dụng Điều 405 Bộ luật dân sự 2005 để xác định thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng cho thuê tài chính sẽ phù hợp hơn, đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên hơn.

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về hợp đồng cho thuê tài chính (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)