Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cho thuê tài chính

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về hợp đồng cho thuê tài chính (Trang 60 - 62)

5. Bố cục của luận văn

2.8.3 Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cho thuê tài chính

Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cho thuê tài chính là những bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên chủ thể khi tham gia vào quan hệ hợp đồng cho thuê tài chính. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp thường do nhiều yếu tố khác nhau, có thể do bất khả kháng, do lỗi không chủ định của một bên, hoặc cũng có thể do lỗi của một hoặc các bên nhưng có chủ định trước như tranh chấp do một trong hai bên chấm dứt hợp đồng trước hạn hoặc do vi phạm nghĩa vụ thanh toán hợp đồng…Khi có tranh chấp xảy ra, các bên có thể áp dụng Luật thương maị 2005 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011 để giải quyết các tranh chấp phát sinh nếu có. Như vậy, các bên sẽ có bốn phương thức giải quyết tranh chấp trong trường hợp này: thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án. Trong đó:

 Thương lượng: là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ ba nào44. Với phương thức này, giúp các bên giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng, linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém đối với các bên chủ thể, mặt khác thương lượng còn bảo vệ bí mật kinh doanh uy tín cho các bên tham gia giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, phương thức giải quyết tranh chấp này cũng tồn tại nhiều nhược điểm như: kết quả giải quyết tranh chấp phụ thuộc nhiều vào vào sự hiểu biết, thiện chí hợp tác của các bên, và không được đảm bảo bằng cơ chế pháp lý mang tính bắt buộc.

 Hòa giải: là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh. Ưu điểm của phương thức này: đơn giản, hiệu quả, linh hoạt, nhanh chóng và ít tốn kém. Dù có sự trợ giúp của bên thứ ba làm trung gian hòa giải nhưng kết quả giải quyết tranh chấp vẫn phụ thuộc vào thiện chí, ý

44Giáo trình Luật Thương mại tập II, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, năm 2006, Trang 437.

chí hợp tác của các bên, ngoài ra bí mật kinh doanh cũng như uy tín của các bên cũng sẽ bị ảnh hưởng.

 Trọng tài thương mại: là hình thức giải quyết tranh chấp do các bên cùng thỏa thuận trao quyền cho trọng tài viên, với tư cách là một bên thứ ba độc lập, nhằm giải quyết tranh chấp bằng cách đưa ra một phán quyết buộc các bên tham gia tranh chấp phải thực hiện45. Với phương thức giải quyết tranh chấp này, các bên sẽ đảm bảo được nguyên tắc tự định đoạt của các bên, giữ được uy tín và bí mật kinh doanh, thủ tục nhanh chóng, ngoài ra tính độc lập và độ tin cậy của các bên khá cao. Phương thức này cũng tồn tại nhiều khuyết điểm như: kết quả giải quyết đôi khi không được chính xác, hiệu quả giải quyết không cao, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, chi phí cho việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thường rất lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ không đủ năng chi trả,…

 Tòa án: giải quyết tranh chấp tại tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp do Tòa án thực hiện và đảm bảo thi hành phán quyết bằng biện pháp cưỡng chế, trên cơ sở đơn khởi kiện của bên bị vi phạm46. Tòa án là cơ quan nhân danh quyền lực Nhà nước để giải quyết tranh chấp, do đó phán quyết của tòa án được đảm bảo thực thi bằng sức mạnh cưỡng chế Nhà nước, kết quả giải quyết tranh chấp đảm bảo được tính công bằng, khách quan (việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án có thể phải trải qua nhiều cấp xét xử), án phí sẽ thấp hơn so với chi phí giải quyết tranh chấp tại trọng tài. Tuy nhiên, phương thức giải quyết tranh chấp này cũng vướng mắc một số khuyết điểm như: uy tín và bí mật kinh doanh của các bên nhiều khi không được đảm bảo do Tòa án xét xử công khai, vụ tranh chấp có thể bị kéo dài, xử nhiều lần, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên,…

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh, thương mại, dân sự ngày càng đa dạng và không ngừng phát triển trong tất cả mọi lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, đầu tư... Vấn đề lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh phải được các bên cân nhắc, lựa chọn phù hợp dựa trên các yếu tố như mục tiêu đạt được, bản chất của tranh chấp, mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các bên, thời gian và chi phí dành cho việc giải quyết tranh chấp. Chính vì vậy, khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, các bên cần hiểu rõ bản chất và cân nhắc các ưu điểm, nhược điểm của phương thức đó để có quyết định hợp lý.

45 Cao Nhất Linh, Bài giảng Luật Thương mại 3, khoa Luật, trường Đại học Cần Thơ, năm 2012, Trang 18.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

3.1. Thực trạng các quy định pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính

Hiện nay văn bản điều chỉnh về hợp đồng cho thuê tài chính chủ yếu là Nghị định 16/2001/NĐ – CP ngày 2/5/2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính, Thông tư 06/2005/TT – NHNN ngày 12/10/2005 Hướng dẫn thực hiện một số nội dung tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ "Về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính" và Nghị định 65/2005/NĐ-CP ngày 19/05/2005 của Chính phủ "Quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính" và một số văn bản khác, được ban hành dựa trên Luật các Tổ chức Tín dụng năm 1997, sửa đổi, bổ sung năm 2004 thì trong khi đó, Luật các Tổ chức tín dụng đang có hiệu lực lại là Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010. Luật đã được sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới, nhưng văn bản hướng dẫn lại không thay đổi kịp nên dẫn đến các mâu thuẫn chồng chéo là điều không thể tránh khỏi.

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về hợp đồng cho thuê tài chính (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)