Về chủ thể giao kết hợp đồng cho thuê tài chính

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về hợp đồng cho thuê tài chính (Trang 62)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1Về chủ thể giao kết hợp đồng cho thuê tài chính

Quy định về bên cho thuê

Khoản 2 Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của luật này”. Nhưng khoản 3 Điều 1 Nghị định 16/2001/NĐ - CP ngày 02/05/2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính lại quy định: “Hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam phải được thực hiện qua các công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam và tuân theo các quy định của Nghị định này”. Như vậy, có thể thấy rằng theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng 2010 thì Ngân hàng được phép thực hiện tất cả các hoạt động, kể cả hoạt động cho thuê tài chính, tuy nhiên trong quy định về hoạt động cho thuê tài chính thì chỉ có công ty cho thuê tài chính mới được phép kinh doanh hoạt động này. Do đó, các Ngân hàng không được trực tiếp thực hiện hoạt động này mà phải thực hiện bằng cách thành lập các công ty trực thuộc như: công ty TNHH một thành viên Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV Financial Leasing Company Ltd), công ty TNHH một thành viên cho thuê tài chính Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCB Leasing Company Limited),…

Theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì Ngân hàng được kinh doanh tất cả các hoạt động tín dụng nhưng văn bản dưới luật thì lại quy định ngược lại. Đây là một trong những điểm mâu thuẫn của pháp luật, do vậy, các Ngân hàng thương mại đã “lách luật”, kinh doanh hoạt động cho thuê tài chính bằng cách thành lập các công ty cho thuê tài chính trực thuộc (nhưng về mặt pháp lý thì không phải do chính Ngân hàng trực tiếp tiến hành).

Trên thực tế hiện nay, đại bộ phận người dân Việt Nam vẫn luôn có thói quen tìm đến các Ngân hàng Thương mại như là phương tiện cứu cánh mỗi khi có nhu cầu về vốn, mà rất ít tìm đến các công ty cho thuê tài chính, nhưng số lượng các công ty cho thuê tài chính vẫn còn rất ít nên việc các Ngân hàng thương mại không được cho thuê tài chính sẽ cản trở sự phát triển của hoạt động này cũng như việc tiếp cận nguồn vốn này của các chủ thể khác.

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 16/2001/NĐ – CP ngày 02/05/2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính quy định: “Công ty cho thuê tài chính liên doanh được thành lập bằng vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh”. Quy định này đã cho thấy rằng, các công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam muốn liên doanh với bên nước ngoài thì chỉ có thể liên doanh với các tổ chức tín dụng, chứ không được liên doanh với các doanh nghiệp khác. Điều luật đã làm hạn chế quyền tự do lựa chọn chủ thể hợp tác của các công ty cho thuê tài chính Việt Nam. Việc liên doanh với các tổ chức tín dụng nước ngoài chỉ tạo được sức mạnh về vốn chứ không tạo ra được sức mạnh về khoa học kĩ thuật, công nghệ hiện đại47. Bản chất của hoạt động cho thuê tài chính là cho thuê maý móc, thiết bị, phương tiện vận tải và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính, như vậy với quy định trên đã ngăn không cho các công ty cho thuê tài chính Việt Nam quyền tiếp cận với nền khoa học, kĩ thuật, công nghệ hiện đại thông qua các doanh nghiệp trên thế giới. Đó là điều kiện để các công ty cho thuê tài chính có điều kiện để giới thiệu cho các chủ thể thuê tài chính trong nước đổi mới máy móc, thiết bị hiện đại khi tham gia vào hoạt động cho thuê tài chính.

Quy định về bên thuê

47 Văn Lạc – Cần bàn thêm Nghị định 16/2001 ngày 2/5/2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính – Tạp chí Thị trường tài chính, tiền tệ số 23 ngày 1/12/2010 – Trang 32.

Trước đây, Nghị định 64/CP ngày 9/10/1995 ban hành Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam quy định: “bên thuê là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê trong thời hạn thuê theo mục đích kinh doanh hợp pháp của mình”. Như vậy, quy định này đã giới hạn lại đối tượng được thuê tài chính, chỉ có các doanh nghiệp mới được thuê tài chính. Nhưng trên thực tế, thì ngoài các doanh nghiệp, các chủ thể khác trong nền kinh tế vẫn rất cần bổ sung vốn thông qua kênh tín dụng. Quy định này một phần đã làm cản trở sự phát triển của hoạt động cho thuê tài chính. Nhận thấy được bất cập trong quá trình thực hiện và để phù hợp với pháp luật các nước trên thế giới, Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 về tổ chức và hoạt động của công ty CTTC đã mở rộng đối tượng cho thuê là: tổ chức, cá nhân hoạt động tại Việt Nam trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho muc đích hoạt động của mình.

Thế nhưng, các văn bản hướng dẫn cho Nghị định này cũng chỉ mới dừng lại ở việc quy định chủ thể thuê tài chính ở đây là cá nhân, hộ gia đình; doanh nghiệp; các tổ chức khác thuộc đối tượng vay vốn của các tổ chức tín dụng, chứ chưa có cụ thể hóa cá nhân ở đây là đối tượng nào. Thêm vào đó, Thông tư 05/2006/TT-NHNN ngày 25/7/2006 hưóng dẫn một số nội dung về hoat động cho thuê tài chính và dịch vụ ủy thác cho thuê tài chính theo quy định taị Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 và Nghị định 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2001 của chính phủ lại quy định bên thuê phải có dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư phục vụ đời sống khả thi hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật và sử dụng tài sản thuê để thực hiện dự án đó. Do vậy, trong thực tế các công ty cho thuê tài chính chỉ nhắm tới các đối tượng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chủ thể khác thì lại bị giới hạn, chưa được phương thức này quan tâm tới.

Như đã phân tích, cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng nhiều ưu điểm, khi tham gia vào phương thức này bên thuê sẽ có quyền khai thác, sử dụng những tài sản có gía trị lớn hơn nhiều với số tiền mà họ có. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam hiện nay phần nhiều là các chủ thể kinh doanh nhỏ, lẽ. Do pháp luật không quy định rõ ràng nên việc áp dụng luật sẽ phụ thuộc vào cách hiểu và giải thích của mỗi chủ thể thi hành đó, vì vậy, các chủ thể kinh doanh nhỏ lẽ đã bị hạn chế quyền thuê tài chính. Mặc dù trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước nhưng đại bộ phận người dân Việt Nam sống nhờ vào nền nông nghiệp. Nếu pháp luật quy định chủ thể thuê tài chính phải là các doanh

nghiệp thì các cá nhân, hộ gia đình trong nền kinh tế sẽ rất thiệt thòi, bất bình đẳng trong khi với phương thức cho thuê tài chính này sẽ giúp ích rất nhiều cho họ trong việc đổi mới và hiện đại hóa các thiết bị, máy móc trong sản xuất.

3.1.3 Quy định về đối tượng của hợp đồng cho thuê tài chính

Khoản 1 điều 1 Nghị định 16/2001/NĐ –CP ngày 02/05/2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính: “Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê”. Như vậy có thể thấy rằng pháp luật Việt Nam chỉ chấp nhận đối tượng của hoạt động cho thuê tài chính là động sản, các tài sản là bất động sản sẽ không được phép cho thuê tài chính, trong khi các công ty cho thuê tài chính trên thế giới cho thuê chủ yếu là bất động sản.

Quy định này gây ra nhiều bất lợi cho cả công ty cho thuê tài chính lẫn khách hàng thuê. Về phía công ty cho thuê tài chính đã bị giới hạn phạm vi hoạt động, trong khi đó, đối với bên thuê là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì nhu cầu thuê các tài sản là bất động sản thường rất cao. Đối với các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì các tài sản là bất động sản mới là nhu cầu lớn của doanh nghiệp, bởi vì để đổi mới thiết bị, khoa học công nghệ thì mặt bằng để xây dựng nhà xưởng, trụ sở làm việc là rất cần thiết, hai yếu tố này đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tách rời được.

Để lý giải cho quy định này, Th.s Trần Vũ Hải – Khoa pháp luật kinh tế Đại học luật Hà Nội đưa ra một số nguyên nhân sau:

+ Thị trường bất động sản ở Việt Nam hiện nay quá thất thường, không có quy luật rõ ràng và tiềm ẩn quá nhiều rủi ro.

+ Tính thanh khoản của thị trường bất động sản ở Việt Nam hiện nay là quá kém;

+ Bất động sản là tài sản bảo đảm thông dụng, và việc để tổ chức tín dụng thực hiện kinh doanh bất động sản có thể gây ra các rủi ro đạo đức48.

Tuy nhiên, ba lý do trên chỉ là sự giải thích tương đối cho quy đinh này của pháp luật nhưng có vẻ không hợp lý đối với hoạt động cho thuê tài chính. Như đã phân tích ở các nội dung trên, trong suốt quá trình cho thuê tài chính, quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê; bên thuê phải thanh toán đầy đủ tiền thuê và

48Trần Vũ Hải, Khoa pháp luật kinh tế Đại học Luật Hà Nội, Pháp luật về cho thuê tài chính – Một số vấn đề cần hoàn thiện, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/09/04/2143-2/. [Ngày truy cập 25/9/2013].

số tiền này theo tính toán là đảm bảo cho bên cho thuê thu hồi cả gốc và lãi; các bên vẫn có quyền thoả thuận việc áp dụng các biện pháp bảo đảm cho khả năng thanh toán tiền thuê của bên thuê. Ngoài ra, nếu nhìn từ góc độ thực tế, việc cho thuê đối với các tài sản là bất động sản có vẻ an toàn hơn so với việc cho thuê tài sản là bất động sản. Xuất phát từ đặc tính của bất động sản là cố định, không di dời, khả năng đảm bảo quyền sở hữu thông qua việc đăng ký chứng nhận quyền sở hữu và đăng ký giao dịch bảo đảm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ngoài ra, khả năng hao mòn vô hình thấp hơn so với tài sản là động sản nên việc cho thuê tài chính đối với tài sản là bất động sản sẽ đảm bảo được quyền lợi hơn cho công ty cho thuê tài chính.

Từ những phân tích trên, thiết nghĩ khoản 1 điều 1 Nghị định 16/2001/NĐ –CP ngày 02/05/2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính nên được sửa đổi để góp phần phát triển hoạt động cho thuê tài chính, tạo nhiều cơ hội cho các bên tham gia vào quan hệ này.

Bên cạnh đó, Điều 20 Nghị định 16/2001/NĐ – CP ngày 02/05/2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính: “Đối với tài sản cho thuê là phương tiện vận tải, tàu thuyền đánh bắt hải sản có giấy chứng nhận đăng ký, bên thuê khi sử dụng phương tiện được dùng bản sao có chứng nhận của công chứng Nhà nước và xác nhận của công ty cho thuê tài chính Công ty cho thuê tài chính chỉ xác nhận vào một bản sao giấy chứng nhận đăng ký phương tiện sau khi đã có chứng nhận của Công chứng Nhà nước. Nếu tài sản trên tham gia hoạt động trên tuyến quốc tế, công ty cho thuê tài chính giữ bản sao giấy chứng nhận đăng ký có chứng nhận của cơ quan công chứng”.

Về mặt lý thuyết, quy định này có vẻ như không có gì là vướng mắc, bất ổn nhưng trên thực tế thì xuất hiện rất nhiều vấn đề cần xem xét. Đối với những doanh nghiệp có tài sản thuê là các phương tiện giao thông gặp rất nhiều khó khăn khi sử dụng bản sao công chứng đăng ký xe ô tô, bởi theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008 và các văn bản hướng dẫn không hề có quy định việc sử dụng bản sao công chứng đăng ký phương tiện khi tham gia giao thông, nên các cơ quan có có thẩm quyền có thể dựa trên điểm này để gây khó khăn cho bên thuê, bởi vì không có các giấy đăng ký phương tiện bản chính.

3.1.3 Quy định về thu hồi và xử lý tài sản khi hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt trước hạn dứt trước hạn

Khoản 1 Điều 28 Nghị định 16/2001/NĐ - CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính quy định: “trong trường hợp hợp

đồng cho thuê tài chính bị chấm dứt trước hạn theo một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 27 của Nghị định này bên thuê phải thanh toán ngay toàn bộ số tiền thuê còn lại cho bên cho thuê. Nếu bên thuê không thanh toán được tiền thuê, bên cho thuê có quyền thu hồi ngay lập tức tài sản cho thuê và bên thuê phải bồi thường thiệt hại vật chất cho bên cho thuê”. Theo quy định tại điểm 27.4.1 Thông tư 06/2005/TT – NHNN ngày 12/10/2005 Hướng dẫn thực hiện một số nội dung tại Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ "Về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính" và Nghị định 65/2005/NĐ-CP ngày 19/05/2005 của Chính phủ "Quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính” thì công ty cho thuê tài chính có quyền thu hồi ngay lập tức tài sản cho thuê mà không chờ có phán quyết của Toà án và yêu cầu bên thuê phải thanh toán ngay toàn bộ số tiền thuê chưa trả theo hợp đồng. Ngoài ra, trong trường hợp bên thuê đã hoàn trả một phần số tiền thuê phải trả và công ty cho thuê tài chính đã xử lý xong tài sản cho thuê, nếu số tiền thu được vượt quá số tiền thuê phải trả theo hợp đồng và các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi tài sản cho thuê thì công ty cho thuê tài chính phải hoàn trả cho bên thuê số tiền vượt.

Như vậy, phương thức xử lý tài sản như trên sẽ phù hợp với dạng cho thuê tài chính mà tổng số tiền thuê ít nhất tương đương với giá trị tài sản tại thời điểm ký kết hợp đồng, khi chuyển giao quyền sở hữu, bên thuê chỉ phải thanh toán theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực của tài sản tại thời điểm chuyển giao. Trong trường hợp tổng số tiền thuê cao hơn hoặc thấp hơn so với giá trị tài sản thuê thì quy định trên sẽ không thể nào áp dụng được. Điều 113 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 thì hoạt đông cho thuê tài chính là việc cấp tín dụng trung, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính và phải thỏa mãn một trong bốn điều kiện quy định tại Điều này, theo đó tại khoản 4: “tổng số tiền thuê một tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít nhất phải bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng”. Như vậy, vẫn có

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về hợp đồng cho thuê tài chính (Trang 62)