Về chủ thể của hợp đồng cho thuê tài chính

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về hợp đồng cho thuê tài chính (Trang 70 - 71)

5. Bố cục của luận văn

3.2.1 Về chủ thể của hợp đồng cho thuê tài chính

Về bên cho thuê của hợp đồng cho thuê tài chính

So với các quốc gia khác trên thế giới, hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam vẫn còn là hoạt động mới, nhiều khi còn rất xa lạ đối với một số chủ thể. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các quy định của pháp luật về chủ thể cho thuê tài chính còn nhiều mâu thuẫn như đã phân ở phần trên làm cho hoạt động này chưa thực sự được phát triển rộng rãi trong nền kinh tế. Do vậy, để cải thiện tình trạng này, việc sửa đổi các quy định của pháp luật có liên quan là điều rất cần thiết.

Như đã phân tích ở phần trên, Nghị định 16/2001/NĐ – CP ngày 2/5/2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính được ban hành dựa trên các quy định của Luật các Tổ chức Tín dụng năm 1997, sửa đổi, bổ sung năm 2004 nhưng đến nay vẫn còn hiệu lực thi hành, do đó Nghị định này không thể theo kịp các quy định trong Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010. Vì lý do đó, việc sửa đổi Nghị định 16/2001/NĐ – CP ngày 2/5/2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính theo hướng cho phép các Ngân hàng thương mại được phép thực hiện nghiệp vụ này. Nếu như rào

cản này được tháo gỡ sẽ tạo được sự công bằng cho các Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đặc biệt góp phần đưa hoạt động này đến gần với các khách hàng có nhu cầu thuê sử dụng máy móc, thiết bị với giá trị lớn hơn rất nhiều lần so với số tiền họ đang có.

Đối với quy định công ty cho thuê tài chính liên doanh chỉ được liên doanh với bên nước ngoài là tổ chức tín dụng, không được liên doanh với doanh nghiệp cần được sửa đổi theo hướng cho phép các công ty cho thuê tài chính được liên doanh với cả các doanh nghiệp, không nên giới hạn trong phạm vi các tổ chức tín dụng. Bởi nếu cứ giữ nguyên quy định này mà không có sự thay đổi sẽ làm cản trở quyền tự do định đoạt, lựa chọn đối tác hợp tác của công ty, làm chậm sự phát triển của công ty cho thuê tài chính Việt Nam so với các quốc gia khác trên thế giới.

Về bên thuê của hợp đồng cho thuê tài chính

So với phương thức cho vay thông thường, lợi ích nổi bật mà phương thức cho thuê tài chính mang lại là khi tham gia vào quan hệ hợp đồng cho thuê tài chính, bên thuê sẽ không bị yêu cầu tài sản thế chấp. Do vậy, phương thức này sẽ rất phù hợp với các chủ thể kinh doanh nhỏ lẽ, không tập trung. Nhưng pháp luật về hoạt động cho thuê tài chính chỉ mới dừng lại ở việc quy định bên thuê tài chính là các tổ chức hoạt động tại Việt Nam, cá nhân sinh sống, làm việc tại Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mục đích hoạt động của mình và cũng không có quy định nào đề cập đến mục đích của bên thuê phải phục vụ cho mục đích kinh doanh nhưng thực tế áp dụng thì các công ty cho thuê tài chính lại nhằm vào chủ thể là các doanh nghiệp. Như vậy, các chủ thể khác của nền kinh tế đã không được đặt trong phạm vi điều chỉnh của hoạt động cho thuê tài chính.

Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ việc quy định thiếu rõ ràng, chi tiết của các văn bản luật cũng như các văn bản hướng dẫn. Do vậy trong thời gian tới, để phát triển, mở rộng hoạt động này đối với tất cả các chủ thể của nền kinh tế thì pháp luật về hoạt động cho thuê tài chính cần được sửa đổi theo hướng quy định rõ ràng, chi tiết hơn về đối tượng thuê tài chính, hoặc có thể quy định cụ thể hơn cá nhân được phép thuê tài chính là cá nhân có hay không có đăng ký kinh doanh

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về hợp đồng cho thuê tài chính (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)