Về đối tượng của hợp đồng cho thuê tài chính

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về hợp đồng cho thuê tài chính (Trang 71)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2 Về đối tượng của hợp đồng cho thuê tài chính

Pháp luật Việt Nam hiện nay chỉ ghi nhận tài sản trong hợp đồng cho thuê tài chính là các động sản chứ chưa thừa nhận đối tượng của hợp đồng là các bất động sản. Quy định này không chỉ tác động đối với khách hàng thuê mà còn tác động đến các

công ty cho thuê tài chính. Việc bó hẹp đối tượng của hợp đồng cho thuê tài chính là các động sản đã làm mất đi cơ hội của những khách hàng có nhu cầu sử dụng tài sản là bất động sản để phục vụ cho công việc kinh doanh của mình, đồng thời cũng bó hẹp quy mô hoạt động của các công ty cho thuê tài chính trên thị trường tín dụng. Điều này xuất phát từ Điều 132 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, theo đó các tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản, ngoại trừ một số trường hợp được quy định tại Điều này. Có lẽ quy định này được đặt ra nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống tín dụng, bởi thị trường bất động ở Việt Nam rất biến động rất phức tạp.

Tuy nhiên, như đã phân tích thì lý do này không đủ sức thuyết phục trong khi việc cho thuê tài chính với đối tượng là bất động sản sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn. Do vậy, trong thời gian tới quy định này của các nhà làm luật nên mở rộng đối tượng của hợp đồng cho thuê tài chính ra các tài sản là bất động sản. Nhưng trước hết phải bắt đầu sửa từ Điều 132 Luật các Tổ chức tín dụng 2010 theo hướng loại trừ hạn chế này đối với hoạt động cho thuê tài chính, tiếp mới đến sửa đổi Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính và các văn bản hướng dẫn có liên quan về việc mở rộng đối tượng của hợp đồng cho thuê tài chính bao gồm cả động sản và bất động sản.

3.3.3 Về về thu hồi và xử lý tài sản khi hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt trước hạn

Theo Nghị định 16/2001/NĐ – CP ngày 2/5/2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính thì chỉ có một trường hợp cho thuê tài chính mà theo đó, tổng số tiền thuê phải tương đương với giá trị tài sản tại thời điểm ký kết hợp đồng. Đến Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, khái niệm cho thuê tài chính đã được mở rộng ra. Tuy nhiên, khi xây dựng pháp luật về phương thức xử lý tài sản thuê khi bên thuê không thanh toán tiền thuê, các nhà làm luật đã bỏ quên mất phương thức thuê mà bên thuê phải hoàn lại tài sản thuê do tổng số tiền thuê thấp hơn giá trị tài sản tại thời điểm ký kết hợp đồng và cả phương thức cho thuê tài chính không hoàn lại tài sản thuê mà tổng số tiền thuê cao hơn giá trị tài sản thuê. Vì thế, đã gây rất nhiều khó khăn cho các công ty cho thuê tài chính trong quá trình thực hiện hợp đồng khi khách hàng không có thiện chí thanh toán tiền thuê. Do đó, để đảm bảo được lợi ích của công ty cho thuê tài chính cũng như khách hàng thuê trong trường hợp nêu trên, theo người viết khi xử lý tài sản thuê trong trường hợp hợp đồng chấm dứt trước thời hạn các nhà

làm luật nên đưa ra một quy định chung áp dụng cho tất cả các trường hợp thuê tài chính đã được mở rộng theo Luật các Tổ chức tín dụng 2010.

Khi hợp đồng cho thuê tài chính bị chấm dứt trước thời hạn theo quy định tại khoản 1 điều 27 Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính, bên thuê phải thanh toán ngay toàn bộ số tiền thuê còn lại. Số tiền thuê được xác định khi hợp đồng bị chấm dứt trước thời hạn phải tương đương với giá trị tài sản thuê. Số tiền thuê được xác định lại lúc này sẽ là căn cứ để công ty cho thuê tài chính yêu cầu bên thuê hoàn trả sau khi xử lý tài sản thuê nếu còn thiếu, hoặc trả lại cho bên thuê số tiền vượt quá. Nếu lúc này bên thuê vẫn không thanh toán được tiền thuê thì công ty cho thuê tài chính mới tiến hành xử lý tài sản thuê theo như quy định tại Thông tư 06/2005/TT – NHNN ngày 12/10/2005 Hướng dẫn thực hiện một số nội dung tại Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ "Về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính" và Nghị định 65/2005/NĐ-CP ngày 19/05/2005 của Chính phủ "Quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính”. Với quy định này, quyền lợi của cả hai bên sẽ được đảm bảo trong mọi trường hợp, công ty cho thuê tài chính sẽ thu hồi được tiền thuê cũng như lãi suất cho thuê, và khách hàng thuê dù không được sở hữu tài sản thuê do vi phạm hợp đồng nhưng vẫn đảm bảo được quyền lợi của mình là không mất khoảng chênh lệch giữa số tiền thuê và giá trị tài sản. Còn đối với khách hàng thuê được công ty cho thuê tài chính cho thuê với tổng số tiền thuê thấp hơn giá trị tài sản sẽ phải trả thêm số tiền chênh lệch thiếu cho bằng giá trị tài sản do vi phạm hợp đồng.

3.3.4 Về giới hạn cho thuê tài chính

Một trong những nét đặc trưng của hợp đồng cho thuê tài chính là đối tượng của hợp đồng thường có giá trị lớn do đó, các công ty cho thuê tài chính trên thực tế chưa thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động của nhiều khách hàng mà chủ yếu là các doanh nghiệp. Một phần của thực trạng này xuất phát từ quy định về vốn điều lệ của công ty cho thuê tài chính, so với các tổ chức tín dụng khác thì mức vốn điều lệ của công ty cho thuê tài chính còn quá thấp. Ngoài ra, theo Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 thì tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng là 25% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính, còn theo Nghị định 16/2001/NĐ – CP ngày 2/5/2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính là 30% vốn tự có của công ty. Vì vậy, để giải quyết mâu thuẫn này phải xuất

phát từ việc sửa đổi Nghị định 16/2001/NĐ – CP ngày 2/5/2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính cũng như Nghị định 10/20011/NĐ – CP ngày 26/1/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng theo hướng nâng cao mức vốn pháp định của công ty cho thuê tài chính và sửa đổi mức giới hạn cho thuê tài chính thành 25% cho phù hợp với Luật các Tổ chức tín dụng 2010.

Còn đối với quy định về thời hạn để bên thuê hoàn trả tài sản thuê khi nhận được yêu cầu thu hồi tài sản của bên cho thuê là 30 ngày như đã phân tích ở trên là không hợp lý, do vậy người viết đề xuất thời gian này nên để cho các bên tự do thỏa thuận sao cho hợp lý, phù hợp từng loại tài sản cụ thể, đảm bảo được việc thu hồi tài sản của công ty cho thuê tài chính. Như vậy, có thể giảm được tình trạng tẩu tán tài sản của bên thuê hoặc bên thuê không có đủ thời gian để thu hồi tài sản. Trong thời gian tới các nhà làm luật nên sớm ban hành ra các văn bản quy định trách nhiệm cụ thể của các cơ quan Nhà nước trong việc phối hợp, hỗ trợ thu hồi và xử lý tài sản của công ty cho thuê tài chính. Ngoài ra, Bộ Công an nên sớm đưa ra hướng dẫn trong việc đăng ký và sử dụng tài sản cho thuê tài chính là các phương tiện giao thông vận tải.

Qua các phân tích trên có thể thấy rằng các quy định về hợp đồng cho thuê tài chính đã bộc lộ khá nhiều bất cập, không phù hợp với tình hình mới, do vậy để phát triển hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam, các nhà làm luật có lẽ nên ban hành văn bản mới, hoàn chỉnh, tổng thể về hợp đồng cho thuê tài chính.

KẾT LUẬN

Nhìn chung, cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng có nhiều ưu điểm, mang lại nhiều lợi ích cho các chủ thể khi tham gia vào mối quan hệ này, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hoạt động này càng có ý nghĩa hơn trong điêu kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay khi mà hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu vốn hoạt động và tình trạng lạc hậu về công nghệ sản xuất. Việc ký kết các hợp đồng cho thuê tài chính sẽ giúp cho các chủ thể kinh doanh Việt Nam có được những công nghệ hiện đại để đứng vững trên thị trường trong điều kiện cạnh tranh gay gắt khi mà xu thế hội nhập phát triển khoa học kĩ thuật trở thành động lực sản xuất trực tiếp.

Trên cơ sở kế thừa và phát triển của các văn bản pháp luật trước đó, Luật các Tổ chức tín dụng 2010 điều chỉnh về hoạt động cho thuê tài chính nhưng chưa có quy định điều chỉnh về hợp đồng cho thuê tài chính. Vấn đề này vẫn còn được điều chỉnh bởi các văn bản hướng dẫn đã ra đời cách đây rất lâu. Do vậy, rất nhiều quy định rơi vào tình trạng lạc hậu, chồng chéo lẫn nhau, và không theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm phát triển của hoạt động này so với tình hình chung của thế giới

Trong thời gian tới để phát huy hơn nữa tác dụng tích cực của hoạt động này đối với các chủ thể kinh doanh nói riêng và nền kinh tế nói chung, pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính cần được hoàn thiện hơn nữa, phát huy những gì đã đạt được và khắc phục những chỗ còn mâu thuẫn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ hợp đồng này giành được nhiều lợi ích nhất.

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Bộ luật Dân sự năm 2005, hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006. Luật thương mại năm 2005, hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006.

Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011.

Nghị định Nghị định số 64/CP ngày 9/10/1995 ban hành Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam

 Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.

 Nghị định 65/2005/NĐ-CP ngày 19/05/2005 của Chính phủ "Quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính

 Nghị định 95/2008/NĐ – CP ngày 25/8/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ – CP ngày 2/5/2001 vè tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.

 Nghị định 10/2011/NĐ – CP ngày 26 tháng 01 năm 2011 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng.

 Thông tư 06/2005/TT – NHNN ngày 12/10/2005 Hướng dẫn thực hiện một số nội dung tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ "Về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính" và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/05/2005 của Chính phủ "Quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính".

Thông tư 05/2006/TT - NHNN ngày 25/7/2006 hưóng dẫn một số nội dung về hoat động cho thuê tài chính và dịch vụ ủy thác cho thuê tài chính theo quy định taị nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 và nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2001 của Chính phủ

 Thông tư 07/2006/TT – NHNH ngày 7/9/2006 Hướng dẫn hoạt động mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính theo quy định tại Nghị định số 16/2001/NĐ - CP ngày 2/5/2001 và Nghị định 65/2005/NĐ – CP ngày 19/5/2005.

 Thông tư 08/2007 Thông tư 08/2007/ TTLT-NHNN-BCA-BTP hướng dẫn thu hồi và xử lý tài sản cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính.

Quyết định số 149/QĐ-NH5 ngày 27/5/1995 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về việc ban hành thể lệ tín dụng thuê mua.

SÁCH, BÁO, TẠP CHÍ

Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội – NXB Công an nhân dân , Năm 2004

Giáo trình luật Ngân hàng, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2004 Giáo trình Luật Thương mại tập II, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, năm 2006

 Trần Huỳnh Thanh Nghị, Luật kinh tế , trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM, NXB Lao động – Xã hội, Năm 2009.

 Cao Nhất Linh, Bài giảng Luật Thương mại 3, khoa Luật, trường Đại học Cần Thơ, năm 2012.

 Văn Lạc – Cần bàn thêm Nghị định 16/2001/NĐ – CP về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính - Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ số 23(320) ngày 1/10/2010.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/09/04/2143-2/.

http://www.chailease.com.vn/default.aspx?mod=product&id=544.

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về hợp đồng cho thuê tài chính (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)