2.2.1.1. Về cơ cấu ngành kinh tế
Trong suốt thời kỳ đổi mới, từ năm 1988 đến nay, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng khu vực I (gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản) tuy vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao liên tục nhưng tỷ trọng đã giảm xuống, trong khi đó tỷ trọng của khu vực II (gồm công nghiệp và xây dựng cơ bản) và khu vực III (gồm các ngành dịch vụ) đã tăng lên. Cụ thể là:
* Trong công nghiệp:
Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng nhanh và liên tục: Năm 1995 là là 26.8 %, năm 1990 là 25.2%, năm 1995 kà 29.9%, năm 2000 là 35.4%, năm 2001 là 36.6%, năm 2002 là 38.3%, năm 2005 là 41%, năm 2007 là 41.58%; và năm 2010 là 42-43%.
Giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng từ năm 1995 đến năm 2007, cụ thể: năm 1995 là 103.4 (nghìn tỷ đồng), năm 2000 là 336.1 (nghìn tỷ đồng), năm 2003 là 620.1 (nghìn tỷ đồng), năm 2005 là 991.3 (nghìn tỷ đồng), và năm 2007 là 1469.3 (nghìn tỷ đồng).
Sản lượng dầu thô, than sạch và điện của cả nước liên tục tăng qua các năm cụ thể là: Sản lượng dầu thô từ 2.7 triệu tấn (năm 1990), tăng lên 7.6 triệu tấn (năm 1995), 16.3 triệu tấn (năm 2000), 18.5 triệu tấn (năm 2005). Sản lượng than sạch từ 4.6 triệu tấn (năm 1990), tăng lên 8.4 triệu tấn (năm 1995), 11.6 triệu tấn (năm 2000), 34.1 triệu tấn (năm 2005), và 42.5 triệu tấn (năm 2007). Sản lượng điện : từ 8.8 triệu tấn (năm 1990), tăng lên 14.7 triệu tấn (năm 1995), 26.7 triệu tấn (năm 2000), 52.1 triệu tấn (năm 2005), 64.1 triệu tấn (năm 2007).
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo nhóm ngành công nghiệp có sự chuyển dịch khá, nhất là giai đoạn từ năm 1998 đến nay... Trong ngành công nghiệp sự tăng nhanh của tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến (từ 78,7% năm 2000 lên tới 85,7% năm 2007 tính theo giá thực tế) và sự giảm tỷ trọng của công nghiệp khai thác (từ 15,7% xuống còn 9,6%),
Theo át lát địa lý Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2011: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế cũng có sự biến đổi rõ rệt theo hướng “giảm tỷ trọng của khu vực nhà nước từ 34.2% (năm 2000), xuống còn 20.0% (năm 2007); tăng tỷ trọng của khu vực ngoài nhà nước từ 24.5% (năm 2000) lên 35.4% (năm 2007); và tăng tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài từ 41.3% (năm 2000) lên 44.6%(năm 2007)” [4, tr. 21]
Năm 2000 Năm 2007
Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo thành phần kinh tế (đơn vị: %)
Chú thích:
Khu vực nhà nước
Khu vực ngoài nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo thành phần kinh tế (đơn vị: %)
Những số liệu trên đã cho thấy xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong ngành công nghiệp những năm qua là tích cực, theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta. Bởi, các ngành công nghiệp có công nghệ cao ngày càng được mở rộng và phát triển nhanh, tạo ra những sản phẩm tiêu dùng có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một nâng lên ở trong nước và tham gia xuất khẩu, như ô-tô, sản phẩm điện tử, tàu thủy... Các ngành có trình độ công nghệ trung bình và thấp phát triển ở tốc độ trung bình và thấp để sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng chưa quá khắt khe của thị trường trong nước, cũng như nhằm duy trì cung cấp những sản phẩm thông thường thiết yếu cho nhân dân.
Trong Nông – Lâm – Ngư nghiệp:
Theo số liệu của Át lát địa lý Việt Nam tỷ trọng của nông - lâm – ngư nghiệp trong GDP của cả nước có xu hướng giảm từ “38.7% (năm 1990); xuống 27.2% (năm 1995); 24.5% (năm 2000); 21.0% (năm 2005), 20.3% (năm 2007)”[4, tr. 17]
Trong nông nghiệp:
Phát triển toàn diện cả trồng trọt và chăn nuôi. Thành tựu nổi bật nhất là đã giải quyết vững chắc, an toàn lương thực quốc gia.
Về trồng trọt, “Sản lượng lương thực tăng nhanh: từ 21.5 triệu tấn (năm 1990) lên 27.5 tiệu tấn(năm 1995) và 34.5 triệu tấn (năm 2000), gần 36 triệu tấn (năm 2002), bình quân mỗi năm tăng 1.4 triệu tấn. Tốc độ tăng lương thực bình quân 5%/năm, cao hơn tốc độ tăng dân số (1.8%/năm) nên sản lượng lương thực bình quân đầu người đã tăng từ 304 kg (năm 1985) lên 364 kg (năm 1995), 444.8 kg (năm 2000) và 450 kg (năm 2002)”[6; tr. 416]
Theo số liệu thống kê của Át lát địa lý Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2006 và năm 2011: Diện tích và sản lượng lúa liên tục tăng qua các năm. “Diện tích lúa tăng từ “6042 nghìn ha (năm 1990), 6765 nghìn ha (năm 1995), 7666 nghìn ha (năm 2000)”[1, tr.14], và tăng lên “7329 nghìn ha (năm
24964 nghìn tấn (năm 1995), 32530 nghìn tấn (năm 2000)”[1, tr.14], và tăng lên “35832 nghìn tấn (năm 2005), năm 2007 là 35942 nghìn tấn”[4, tr.19]
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2007 Chú thích: Cây lương thực Các cây khác
Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất cây lương thực trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt( Theo giá so sánh 1994, đơn vị: %)
(Nguồn: Átlát địa lý Việt Nam, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, năm 2011, trang 19)
Từ biểu đồ ta thấy giá trị sản xuất cây lương thực trong tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt có xu hướng giảm: từ 60.7% (năm 2000), xuống 52.9% (năm 2005), và 56.5% (năm 2007).
Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trước năm 1989, trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới (sau Thái Lan). Đã hình thành được các vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm như đồng bằng sông Cửu long, đồng bằng Sông Hồng, vùng chuyên canh trồng cây công nghiệp như cà phê ở Đắc Lắc, cao su ở Đồng Nai, Sông Bé... các vùng cây ăn quả tập trung cũng đang được hình thành. Nhiều mặt hàng nông sản đang chiếm vị trí đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu. “Trong 10 năm 1990 - 2000, bình quân
mỗi năm, xuất khẩu gạo tăng 7.6%, cao su tăng 12.4%, cà phê tăng 17.7%, rau quả tăng 10.8%, hạt tiêu tăng 24.8%, hạt điều tăng 37.5%. Tổng giá trị nông sản xuất khẩu đã chiếm khoảng 40% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước”[6, tr. 417]. Một nền nông nghiệp hàng hoá đã hình thành gắn với thị trường quốc tế.
Theo số liệu thống kê Át lát địa lý Việt Nam, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, năm 2011: “Giá trị sản xuất cây công nghiệp trông tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng từ 24.0% (năm 2000), 23.7% (năm 2005) lên 25.6% (năm 2007)”[4, tr. 19]. Điều đó được thể hiện qua biểu đồ sau:
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2007
Chú thích:
Cây công nghiệp
Các cây khác
Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất cây công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt ( theo giá so sánh 1994, tỉ đồng – đơn vị: %)
Diện tích trồng cây công nghiệp tăng qua các năm. Trong đó, diện tích cây hàng năm tăng từ “542 nghìn ha (năm 1990), 717 nghìn ha (năm 1995), 778 nghìn ha (năm 2000)”[1, tr. 14], tăng lên “861 nghìn ha (năm 2005)”[4, tr.19]. Cây lâu năm từ “657 nghìn ha (năm 1990), 902 nghìn ha (năm 1995),
năm 2007 là 1821 nghìn ha” [4; tr. 19]. Tăng nhanh diện tích thu hoạch và sản lượng cà phê, cao su, điều...
Trong chăn nuôi, số lượng gia súc và gia cầm tăng qua các năm. “Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 19.3% (năm 2000) lên 24.7% (năm 2005)”[4, tr. 19]
Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp có nhiều bước tiến bộ, đi đúng hướng, đã khai thác được lợi thế cây, con và vùng lãnh thổ, góp phần thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu phát triển. Trong khi giá trị tuyệt đối của sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng, thì tỷ trọng nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm (xem bảng). “Trong ngành nông nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi tăng từ 19,3% (năm 2000) lên đến 24,7% (năm 2005); còn tỷ trọng trong trồng trọt lại giảm từ 78,2% (năm 2000) xuống còn 73,5% (năm 2005) và 73.9% (năm 2007)”[4, tr.19]. Điều đó thể hiện, nông nghiệp của nước ta đã từng bước phát triển theo một cơ cấu tiên tiến. Trong trồng trọt diện tích trồng lúa giảm dần để tăng diện tích trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn (như cây công nghiệp ngắn ngày: bông, mía, đậu tương..., cây công nghiệp lâu năm: chè, cao su, hạt tiêu, cây ăn quả...), song vẫn bảo đảm được an ninh lương thực quốc gia và tăng xuất khẩu gạo một cách đáng kể, phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp ngày càng đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường và có hiệu quả hơn.
Đặc biệt thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước, những năm gần đây đã có sự chuyển mạnh một phần diện tích trồng lúa có năng suất, hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản (tập trung nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung Bộ), nhờ vậy đã góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống cho nông dân.
Sở dĩ nông nghiệp đạt được những thành tựu như vậy là nhờ có những đổi mới trong cơ chế chính sách quản lý nông nghiệp như: khoán theo tinh thần nghị quyết 10 của Bộ chính trị - khoán hộ, nông dân được giao ruộng đất để sử dụng lâu dài; chủ trương cho phép phát triển trang trại nên đã khuyến khích nông dân tích cực khai hoang mở rộng diện tích canh tác, nâng cao năng suất cây trồng... Những chuyển biến trên mặt trận lương thực đã góp phần quan trọng vào việc ổn định đời sống nhân dân, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, “nâng cao giá trị trên 1ha đất canh tác (từ 13.7 triệu đồng/ha năm 1995 lên 17.5 triệu đồng/ha năm 2000)”[6, tr. 417]
Trong lâm nghiệp:
Sản xuất lâm nghiệp đã có sự phát triển nhanh theo hướng chuyển từ khai thác sang xây dựng vốn rừng là chủ yếu và đầu tư theo các chương trình, dự án, giao đất lâm nghiệp ổn định lâu dài cho hộ gia đình. Nhờ những biện pháp tích cực từ phía chính quyền nhà nước nên những năm gần đây “diện tích rừng (cả diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên) liên tục tăng lên: năm 2000 là 10915.6 nghìn ha, năm 2005 là 12418 nghìn ha, năm 2007 là 12739.6 nghìn ha”[4, tr. 20]. Sản lượng gỗ khai thác liên tục tăng qua các năm, đặc biệt là đã chuyển khai thác gỗ từ rừng tự nhiên sang khai thác từ rừng trồng là chủ yếu.
Sản xuất thủy sản: Tuy gặp không ít khó khăn trong quá trình Việt Nam gia nhập WTO và việc áp dụng thuế chống bán phá giá hàng thủy sản của Mỹ. Nhưng đây vẫn là sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Sản lượng thủy sản của cả nước tăng nhanh, cụ thể là: “Năm 1990 là 890.6 nghìn tấn (trong đó sản lượng thuỷ sản nuôi trồng là 162.1 nghìn tấn, thuỷ sản đáng bắt là 728.5 nghìn tấn), năm 1995 là 1584.4 nghìn tấn (trong đó sản lượng thuỷ sản
2000 là 2250.5 nghìn tấn (trong đó sản lượng thuỷ sản nuôi trồng là 589.6 nghìn tấn, thuỷ sản đáng bắt là 1660.9 nghìn tấn)”[1, tr. 15], và “năm 2005 là 3474.9 nghìn tấn (trong đó sản lượng thuỷ sản nuôi trồng là 1487.0 nghìn tấn, thuỷ sản đáng bắt là 1987.9 nghìn tấn), năm 2007 là 4197.8 nghìn tấn (trong đó sản lượng thuỷ sản nuôi trồng là 2123.3 nghìn tấn, thuỷ sản đáng bắt là 2974.5 nghìn tấn)”[4, tr. 20].
Trong lĩnh vực dịch vụ, đã có bước phát triển nhảy vọt cả về chất và lượng, nhất là từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây.