0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 40 -43 )

Qua những năm đổi mới, nước ta đã thành công trong việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đi vào thế ổn định. Tốc độ tăng trưởng khinh tế cao và tương đối ổn định.

* Việt Nam đã thực hiện gắn kết phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, đời sống của đại bộ phận dân cư được nâng lên rõ rệt, cụ thể:

Một là, công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo đạt kết quả tốt, vượt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Từ năm 2000 đến năm 2005, tạo việc làm cho lao động ở nông thôn đạt 80%.

Hai là, thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh từ 200 USD/năm 1990 lên khoảng 640 USD/năm 2005. Và hiện nay là hơn 1000 USD/năm Theo

năm 2005. Theo chuẩn quốc tế (1 USD/người/ngày) thì tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 28,9% năm 2002.

Ba là, công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú trọng và có nhiều tiến bộ. Chỉ số phát triển con người được nâng lên, từ mức dưới trung bình (0,498) năm 1990, tăng lên mức trên trung bình (0,688) năm 2002; năm 2005 Việt Nam xếp thứ 112 trên 177 nước được điều tra.

Mạng lưới y tế được củng cố và phát triển, y tế chuyên ngành được nâng cấp, ứng dụng công nghệ tiên tiến; việc phòng chống các bệnh xã hội được đẩy mạnh; tuổi thọ trung bình từ 68 tuổi năm 1999 nâng lên 71,3 tuổi vào năm 2005, hiện nay là 74 tuổi.

* Về hội nhập kinh tế quốc tế: Với chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong khu vực và thế giới nên chúng ta đã đạt được những kết quả tích cực trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Vượt ra khỏi chính sách bao vây cấm vận của Mỹ và các lực lượng thù địch nước ngoài, Việt Nam đã tham gia hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế trên các cấp độ và trong các lĩnh vực kinh tế then chốt (như thương mại dịch vụ, lao động, đầu tư, khoa học và công nghệ ...). Đặc biệt là, nước ta đã tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 28-7-1995, đã không ngừng mở rộng các quan hệ kinh tế song phương, tiểu vùng, vùng, liên vùng và tiến tới tham gia liên kết kinh tế toàn cầu. Đến năm 2005, nước ta đã có quan hệ thương mại với 221 nước và vùng lãnh thổ, ký 90 hiệp định thương mại song phương, trong đó, nổi bật là Hiệp định Thương mại với Mỹ, tạo điều kiện mở rộng giao lưu hàng hoá với nước ngoài và sẵn sàng ra nhập tổ chức thương mại thế giới năm 2006.

* Về thương mại, xuất khẩu, nhập khẩu tăng rất nhanh cả về quy mô và tốc độ.

Xuất khẩu: tăng nhanh qua các năm: “Năm 1996 là 7.3 (tỷ USD), năm 2000 là 14.5 (tỷ USD), năm 2002 là 16.7 (tỷ USD), năm 2005 là 32.4 (tỷ USD), năm 2007 là 48.6 (tỷ USD)”[4. tr. 24].

Trong cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu cũng có sự biến đổi rõ rệt, cụ thể: “giảm tỷ trọng của mặt hàng công nghiệp nặng và khoáng sản từ 37.2% (năm 2000), xuống còn 34.3% (năm 2007), và giảm tỷ trọng của mặt hàng nông,lâm sản từ 18.8% (năm 2000), xuống còn 15.4% (năm 2007), thuỷ sản giảm từ 10.2% (năm 2000) xuống 7.7% (năm 2007); và tăng tỷ trọng của mặt hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp từ 33.8% (năm 2000) đến 42.6% (năm 2007)”[4. tr. 24].

Trong nhập khẩu, Cơ cấu giá trị hàng nhập khẩu có sự thay đổi đáng kể: “giảm tỷ trọng mặt hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng từ 30.6% (năm 2000) xuống 28.6% (năm 2007)”[4, tr. 24] .Điều này chứng tỏ nước ta phần nào ta sản xuất được các mặt hàng này phục vụ cho cuộc sống sản xuất.

Thời kỳ 2006- 2010, hoạt động xuất nhập khẩu đạt được những bước tiến mạnh nhờ việc Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế như: Tháng 1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Tiếp đó là đàm phán FTA song phương với EU, Nhật Bản, Chi Lê được khởi động và thu được những kết quả quan trọng. Đến tháng 12/2008 Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản được ký kết.

* Nguyên nhân của những thành tựu đạt đƣợc trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay:

Nguyên nhân chủ quan:

Một là: sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Ban Chấp hành Trung ương,

Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp uỷ đảng trong việc triển khai thực hiện các Nghị quyết Đại hội của Đảng, giải quyết kịp thời, có kết quả những vấn đề

Hai là, Sự đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội và các cơ quan dân cử; sự điều hành năng động của Chính phủ, chính quyền các cấp; sự nỗ lực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, cộng đồng các doanh nghiệp.

Ba là, Đảng và nhân dân ta đoàn kết, thống nhất một lòng. Đảng ta đã

dám nhìn thẳngvào sự thật, dám thừa nhận sai lầm, từ bỏ những cách nghx và cách làm không phù hợp, kiên quyết khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trện, cực đoan. Nôn nóng đốt cháy giai đoạn... hơn thế nữa,

* Nguyên nhân khách quan :

Một là, đường lối đổi mới của Đảng ta được hình thành trên cơ sở độc

lập tự chủ, sáng tạo, xuất phát từ thực tiễn của Vịêt Nam, đồng thời có sự tham khảo kinh nghiệm của các nước khác một cách có chọn lọc.

Hai là, đường lối ấy hợp quy luật, thuận lòng người nên đã nhanh

chóng đi vào cuộc sống. Trong công cuộc đổi mới đó, đảng ta đã vận dụng

sáng tạo, hợp lý quan điểm toàn diện, vào quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta.

Ba là,bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tê đã đem lại cho Việt nam nhiều cơ hội để mở rộng hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đất nước

Một phần của tài liệu SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 40 -43 )

×