Về cơ cấu các thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 38 - 40)

* Thành tựu

Việt Nam đã thực hiện có kết quả chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, phát huy ngày càng tốt hơn tiềm năng của các thành phần kinh tế, cụ thể:

Kinh tế Nhà nước được sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tập trung hơn vào những ngành then chốt và những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế. Cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước được đổi mới một bước quan trọng theo hướng xoá bao cấp, thực hiện chế độ công ty, phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong kinh doanh.

“Số doanh nghiệp Nhà nước qua sắp xếp đổi mới, cổ phần hoá đã giảm từ hơn 12000 vào đầu năm 1990 xuống còn gần 6000 doanh nghiệp vào cuối năm 1990. Tuy vậy, tỷ trọng kinh tế nhà nước trong GDP vẫn tăng lên từ 29.4% ( năm 1990) lên 39% ( năm 2000)”[6, tr. 419]. Doanh nghiệp nhà nước từng bước được đổi mới và phát triển. Nhà nước thành lập trên 100 tổng công ty lớn trên nhiều lĩnh vực then chốt.

Kinh tế tập thể phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tạo việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội. Trong đó, kinh tế hợp tác phát triển ngày càng đa dạng, hoạt động ngày càng có hiệu quả.

Kinh tế tư nhân phát triển mạnh, huy động ngày càng tốt hơn các nguồn lực và tiềm năng trong nhân dân, là một động lực rất quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Kinh tế tư bản nhà nước, nhờ đường lối mở rộng hợp tác nên liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với các doanh nghiệp nước ngoài diễn ra mạnh mẽ, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ở mức cao. Vì vậy những năm qua, kinh tế nhà nước đã đóng góp một phần vào tiến trình phát triển chung của đất nước, đã huy động được nhiều vốn đầu tư vào Việt Nam..

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một thành phần kinh tế mới nảy sinh trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta nhưng đã phát triển nhanh chóng. Hiện nay, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân; là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thông quốc tế; đã có hàng ngàn công ty nước ngoài có dự án đầu tư ở Việt Nam.

Cơ cấu lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các khu vực kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể và theo hướng tích cực, giảm tỷ lệ lao động trong sản xuất thuần nông, tăng tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể: Lao động nông, lâm, ngư nghiệp trong tổng số lao động xã hội “năm 1995 chiếm 71,2%, còn 65.1% (năm 2000), 59.6% (năm 2003), 57.2% (năm 2005 ), năm 2007 là 53.9%”[4, tr. 15].

Lao động trong công nghiệp và xây dựng trong tổng số lao động xã hội tăng lên: “năm 1995 là 11.1%, năm 2000 là 13.1%, năm 2003 là 16.4%, năm 2005 là 18.2%, năm 2007 là 20.0%”[4, tr. 15]

Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực dịch vụ tăng lên: “năm 1995 là 17.4%, năm 2000 là 21.8%, năm 2003 là 24.0%, năm 2005 là 24.6%, năm 2007 là 26.1%”[4, tr. 15].

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị giảm từ 4,82% năm 2006 xuống 4,43% năm 2010.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)