. Nguyên nhân khách quan: những hạn chế, yếu kém trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay là do:
3.3.1. Đổi mới kinh tế phải đi đôi với đổi mới chính trị
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng đổi mới hệ thống chính trị cho tương ứng với sự phát triển của kinh tế, tức là tùy theo thành quả và yêu cầu đổi mới kinh tế mà từng bước có sự đổi
Tác phẩm “ Tập bài giảng triết học Mác-Lênin, tập 1- chủ nghĩa duy vật biện chứng” đã khẳng định: “Trong khi khẳng định tính toàn diện, phạm vi bao quát tất cả các mặt, các lĩnh vực của quá trình đổi mới, Đảng ta cũng xem phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, trong khi nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới cả lĩnh vực kinh tế lẫn lĩnh vực chính trị” [11, tr. 204]. Thực tiễn hơn hai mươi năm đổi mới đã khẳng định tính đúng đắn của quan điểm nêu trên.
Khi đề cập tới vấn đề trên, Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: "Xét trên tổng thể, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối và các chính sách đối nội, đối ngoại. Không có sự đổi mới đó thì không có một sự đổi mới khác. Song Đảng ta đã đúng khi tập trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới về kinh tế, khắc phục khủng hoảng kinh tế xã hội, tạo tiền đề cần thiết về vật chất và tinh thần để giữ ổn định chính trị, xây dựng và củng cố niềm tin của nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác của đời sống xã hội” [8, tr. 71].
Đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định trong Nghị quyết Trung ương 6 khóa VI (năm 1989) chính là đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị theo hướng tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Đổi mới trong lĩnh vực chính trị trước hết là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước, mọi chủ trương, đường lối của Đảng đều phải “ Lấy dân làm gốc”, bởi vì V.I.Lênin từng nói: “Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ không phải là việc riêng của Đảng cộng sản - Đảng chỉ là một giọt nước trong đại dượng – mà là việc của tất cả quần chúng nhân dân lao động” [13, tr. 110 - 111] . Đảng
phải nắm bắt kịp thời những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để đưa ra đường lối, chủ trương đúng đắn.
Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” coi đó là nề nếp hàng ngày của xã hội mới; Hoàn thiện cơ chế để nhân dân đóng góp ý kiến, giám sát công việc của Đảng và Nhà nước, nhất là các chính sách kinh tế, xã hội về quy hoạch, chương trình và dự án phát triển quan trọng. Đồng thời phải gắn quyền hạn với trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng; “Nước ta là nước dân chủ”[17, tr. 698] . Vì thế phải tăng cường dân chủ trong Đảng và phát huy quyền dân chủ của nhân dân là nội dung quan trọng của đổi mới chính trị phải được tiến hành đồng bộ với đổi mới kinh tế. Và khắc phục tình trạng Đảng buông lỏng sự lãnh đạo hoặc bao biện, làm thay Nhà nước trong việc quản lý đất nước.
Đảng phải luôn xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện lịch sử mới. Chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, đáp ứng đòi hỏi của dân tộc, nguyện vọng của nhân dân trong bối cảnh trong nước và quốc tế diễn biến phức tạp.
Hiện nay, một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên suy thoái đạo đức và phẩm chất: Coi thường nhân dân, hách dịch, nhũng nhiễu nhân dân, giải quyết công việc bằng tiền, tham ô, hối lộ, lãng phí của chung, tiêu xài bừa bãi, làm ăn phi pháp, đi ngược lại với lợi ích của quốc gia dân tộc; Kết bè kéo phái, bao che cho nhau, che mắt nhân dân, khiến cho nhân dân mất lòng tin vào Đảng, vào chính phủ. Vì vậy đỏi hỏi Đảng phải thường xuyên chỉnh đốn, thanh trừ các phần tử sâu mọt ra khỏi Đảng, làm trong sạch Đảng và lấy lại
hiện tiêu cực trong Đảng, phải coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài, xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh. Muốn vậy thì cần phải nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ Đảng viên, để mỗi cán bộ Đảng viên “vừa hồng vừa chuyên”, “Trung với nước, hiếu với dân”, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tính chuyên nghiệp cao, hết lòng phụng sự tổ quốc và nhân dân, đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì mà Đảng và nhân dân giao phó, không ngại khó, ngại khổ, vượt mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, cần cù trong công việc, tiết kiệm trong tiêu dùng, trong sạch trong lối sống, trung thực, thẳng thắn đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, chí công vô tư... Đồng thời phải công khai minh bạch chi tiêu của Đảng, tránh tiêu xài lãng phí, tập trung vào việc nâng cao đời sống của nhân dân, giản lược hoá bộ máy lãnh đạo của Đảng, tránh cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả; công khai minh bạch tài sản của cán bộ, công chức; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hôi chủ nghĩa ở nước ta.
Để đổi mới hệ thống chính trị, Việt Nam còn từng bước tiến hành xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và thực hiện mở rộng dân chủ trong nhân dân để người dân phát huy được quyền làm chủ của mình thông qua việc nâng cao và phát huy vai trò của các tổ chức trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chính nhờ có sự đổi mới hệ thống chính trị một cách thường xuyên mà những đổi mới trong kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam luôn đi đúng hướng, không chệch khỏi mục tiêu chủ nghĩa xã hội của công cuộc đổi mới.