PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 72 - 74)

. Nguyên nhân khách quan: những hạn chế, yếu kém trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay là do:

PHẦN KẾT LUẬN

Những thành tựu đạt được trong hơn hai mươi năm đổi mới kinh tế đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của đất nước và xu thế phát triển khách quan của thời đại. Đạt được những thành công này là do Đảng ta đã vận dụng một cách sáng tạo quan điểm toàn diện của Chủ nghĩa Mác - Lênin vào công cuộc đổi mới kinh tế của đất nước.

Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động lớn lao, khủng hoảng kinh tế có tính chất toàn cầu, tác dộng mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đòi hỏi các quốc gia phải xem xét lại những gì mình đã làm để rồi có những chủ trương sao cho phù hợp với tình hình mới.

Vì thế, để kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển, khắc phục tối đa những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải có cái nhìn thấu đáo, toàn diện tất cả các yếu tố của nền kinh tế, khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của các nguồn lực trên cơ sở sử dụng hợp lý và có hiệu quả. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Phát triển kinh tế-xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Phải đặc biệt coi trọng giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững.

đã và đang đạt được trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức; đồng thời kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước, đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Qua đó khẳng định, đường lối đổi mới không phải tự nhiên mà có, mà là kết quả của cả một quá trình tìm tòi, thử nghiệm thông qua những trăn trở, đấu tranh gian khổ về tư duy trên cơ sở tổng kết thực tiễn kết hợp với sự vận dụng lý luận, tạo ra những bước đột phá quan trọng; Đó là quá trình đổi mới từng bước từ thấp đến cao, từ đổi mới bộ phận đến đổi mới toàn diện.

Trong quá trình đổi mới, Đảng ta đã rút ra được bài học kinh nghiệm là: Các ý kiến, sáng kiến, cách làm sáng tạo của nhân dân các địa phương là cực kỳ quan trọng. Nếu biết lắng nghe, chắt lọc, tổng kết, khái quát thì sẽ có nững quyết sách đúng đắn, những chủ trương phù hợp nhất là vào những thời điểm khó khăn có tính chất bước ngoặt.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 72 - 74)