. Nguyên nhân khách quan: những hạn chế, yếu kém trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay là do:
3.3.2. Đổi mới về kinh tế phải đi đôi với văn hoá, xã hội, giáo dục
Tăng trưởng kinh tế và các vấn đề xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tăng trưởng kinh tế là động lực cơ bản thúc đẩy phát triển, là nhân tố quan trọng hàng đầu và điều kiện vật chất để giải quyết các vấn đề xã hội. Tăng trưởng kinh tế có tác động đến việc thực hiện các chính sách xã hội. Nó làm biến đổi cơ cấu ngành kinh tế, hình thành nhiều ngành mới, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao năng suất lao động và dời sống của nhân dân được cải thiện. Đồng thời các chính sách xã hội phù hợp là công cụ để phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Việc thực hiện các chính sách xã hội chính là đầu tư vào nguồn lực con người. Con người vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là đối tượng phục vụ của sản xuất. Chính sách xã hội, như giáo dục, y tế, bảo hiểm... giúp cho con người có tri thức, có sức khỏe, có cuộc sống yên lành... sẽ làm tăng tính tích cực, sáng tạo, tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính sách nâng cao thu nhập không những cải thiện mức sống của những người yếu thế mà còn kích cầu khả năng thanh toán, từ đó đẩy mạnh sản xuất. Và thực tế đã chứng minh trong các cuộc khủng hoảng kinh tế, quốc gia nào có chính sách xã hội phù hợp như: Giải quyết việc làm, tập trung vào các vấn đề phúc lợi xã hội, bảo hiểm, y tế, văn hoá.. thì sẽ đưa đất nước thoát ra được khủng hoảng. tăng trưởng kinh tế phải gắn với sự tiến bộ và công bằng xã hội. Một quốc gia chỉ được coi là phát triển bền vững nếu như nền kinh tế tăng trưởng liên tục và ổn định, vững chắc, có sự bảo đảm ổn định và phát triển về văn hoá, xã hội, có môi trường được bảo vệ và cải thiện, có nền quốc phòng an ninh vững chắc.
Kinh tế thị trường có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên còn nhiều khuyết tật như: tăng trưởng kinh tế theo cơ chế thị trường, diễn ra cạnh tranh gay gắt, thậm chí là những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh như: Buôn bán
Những người chiến thắng thu lợi nhuận cao sẽ giàu lên, những người thua cuộc sẽ nghèo đi, thậm chí bị phá sản, nảy sinh khoảng chênh lệch lớn về thu
nhập giữa các tầng lớp dân cư, phân hoá giàu nghèo trong xã hội ngày càng
gia tăng đòi hỏi nhà nước phải có sự điều tiết thu nhập để giảm bớt bất bình đẳng xã hội, khủng hoảng kinh tế mang tính chu kỳ, thất nghiệp gia tăng...Vì thế, để phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế phải gắn với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
Phải gắn tăng trưởng kinh tế với giáo dục, y tế. Bởi vì: Giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Mặt khác, con người là yếu tố quan trọng nhất của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để tiến hành thành công công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì phải nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân, đào tạo một đội ngũ công nhân lành nghề và đội ngũ những nhà quản lý giỏi. Đó chính là nhiệm vụ chủ yếu của Giáo dục - Đào tạo. Vì thế, Đảng và Nhà nước ta cần phải đầu tư hơn nữa vào giáo dục, đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, xử lý những vi phạm trong giáo dục để nâng cao chất lượng dạy và học. Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Phải chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân cao, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân chính.
Xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại. “Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc, các giá trị văn hoá, nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong mĩ
tục của cộng đồng các dân tộc. Bảo tồn và phát huy văn hoá, nghệ thuật dân gian. Kết hợp hài hoà việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hoá với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch” [10, tr. 107].