Về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 50 - 51)

Nền kinh tế thị trường của nước ta còn đang ở trình độ sơ khai. Trình độ phát triển của sản xuất hàng hoá thấp do phân công lao động xã hội kém phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu; kỹ thuật công nghệ, trang thiết bị trong các nhà máy, xí nghiệp còn lạc hậu, ít có các sản phẩm mũi nhọn có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.

Hệ thống thị trường đang trong quá trình hình thành chưa đồng bộ (còn thiếu thị trường khoa học công nghệ). Giao thông vận tải kém phát triển nên không thể lôi cuốn các ngành nghề, các vùng vào lĩnh vực lưu thông hàng hoá thống nhất.

Thị trường hàng hoá - dịch vụ đã hình thành nhưng còn hạn hẹp và nhiều hiện tượng tiêu cực (hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu vẫn làm rối loạn thị trường).

Nhưng đã nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực, lừa đảo, chiếm dụng tiền của nhân dân. Nét nổi bật của thị trường này là cung về sức lao động giản đơn lại vượt quá xa cầu, nhiều người có sức lao động vì không có trình độ, tay nghề nên đã không tìm được việc làm.

Thị trường tiền tệ, thị trường vốn đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều trắc trở như: Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân rất thiếu vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doang, đầu tư vào các dây chuyền sản xuất mới... nhưng không thể vay vốn được vì vướng mắc thủ tục hành chính hay lãi suất ngân hàng quá cao... Trong khi đó nhiều ngân hàng huy động được tiền gửi, vì lãi suất cao nên còn ứ đọng tiền ở trong két.

Thị trường chứng khoán đã ra đời nhưng cũng chưa có thật nhiều hàng hoá để mua bán và không nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện để tham gia thị trường này.

Nền kinh tế thị trường ở nước ta có nhiều thành phần kinh tế, nhiều chủ thể độc lập với nhau về hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, tự do sản xuất kinh doanh... tuy nhiên sản xuất nhỏ vẫn chiếm ưu thế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp căn bản vẫn mang tính tự cấp tự túc, chủ trương dồn điền, đổi thửa của nhà nước chưa thực hiện được..

Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu kém. Một phần do chất lượng hàng hoá của nước ta chưa cao, năng suất lao động thấp, một phần vì trình độ khoa học công nghệ còn lạc hậu nên khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới còn yếu kém; tình trạng để mắt thương hiệu đang diễn ra như; cà phê Buôn Ma Thuột, nước mắm Phú Quốc...

* Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay:

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)