2.3.1. Về cơ cấu kinh tế
2.3.1.1. Về cơ cấu ngành kinh tế
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta hiện nay vẫn bộc lộ nhiều hạn chế:
* Trong nông – lâm - thuỷ sản: Nếu nhìn nhận ở khía cạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phát triển xuất khẩu, thì tỷ trọng của ngành nông - lâm - thủy sản còn chiếm cao trong GDP của đất nước. Đây là ngành mà sản xuất phải phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, bị giới hạn bởi năng suất, diện tích, khả năng khai thác, giá cả sản phẩm lại chịu nhiều tác động
của sự biến động lên xuống trên thị trường thế giới và có xu hướng giảm theo giá "cánh kéo" với hàng công nghiệp, do đó giá trị kim ngạch xuất khẩu của hàng nông sản sẽ không cao và không ổn định. Chưa kể, tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong nông nghiệp cũng thấp và chưa có dấu hiệu phát triển trong những năm tới.
* Trong công nghiệp: Tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP chưa cao. Sự đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu của ngành công nghiệp một số năm qua mới chủ yếu là do công nghiệp nặng và khoáng sản (năm 2007 là 34.3%), hàng tiêu dùng xuất khẩu ra thị truường nước ngoài còn thấp. Hàng nhập khẩu thì chủ yếu là máy móc, thiết bị ( năm 2007 là chiếm 28.5% trong cơ cấu giá trị hàng nhập khẩu). Theo Átlát địa lý Việt Nam, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, năm 2011: “Tỷ trọng của ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước (ngành trực tiếp phục vụ cuộc sống của nhân dân) lại giảm từ 5.6% (năm 2000) xuống 5.0% (năm 2007)” [4, tr. 21].
* Trong ngành dịch vụ: Chiếm tỷ trọng thấp trong GDP và tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ lại không đều qua các thời kỳ khác nhau, thể hiện nổi bật qua việc tăng nhanh của ngành dịch vụ trong thời kỳ 1986 - 1995, sau đó liên tục bị giảm sút và chỉ có dấu hiệu phục hồi nhẹ trong một vài năm gần đây. Cụ thể: “Tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP, sau khi tăng tương đối mạnh trong thời kỳ 1990 – 1995: 38.5% (năm 1990), 44% (năm 1995); đã liên tục bị giảm xuống còn 38.8% (năm 2000), 38.5% (năm 2002), l38.0% (năm 2005), và tăng lên 38,2% (năm 2007)”[4, tr. 17]. Và, mặc dù đã xuất hiện một số ngành dịch vụ mới trong lĩnh vực dịch vụ, nhưng nhìn chung tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế của nước ta vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực, biểu hiện một sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa hiệu quả và theo hướng hiện đại.
* Vùng đô thị: Bên cạnh những thành tựu rất đáng khích lệ của công tác
phát triển đô thị trong những năm vừa qua, chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận những mặt hạn chế, yếu kém sau:
Tốc độ tăng trưởng và đô thị hoá cao tại phần lớn các đô thị đã dẫn đến sự mất cân đối trong khả năng đáp ứng của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.. Tình trạng úng ngập, tắc nghẽn giao thông tại đô thị còn diễn ra phổ biến. Các hồ, kênh, mương, sông ngòi trong đô thị với vai trò điều hoà và thoát nước mưa đô thị vào mùa mưa lũ ít được quan tâm bảo vệ. Hiện tượng ô nhiễm môi trường vẫn chưa có lời giải hữu hiệu. Nhiều đô thị vẫn còn đang lúng túng trong việc tìm ra nguồn lực đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng thoát nước, xử lý chất thải rắn, giao thông đô thị. Và tệ nạn xã hội gia tăng như: Cờ bạc, mại dâm, ma tuý...
Lực lượng cán bộ đã qua đào tạo chuyên môn lĩnh vực xây dựng và phát triển đô thị mới còn thấp, chưa đáp ứng được mức độ đòi hỏi của khối lượng công việc. Mặt khác, do lĩnh vực quản lý đô thị và kinh tế đô thị còn là vấn đề khá mới mẻ, chúng ta vừa làm vừa rút kinh nghiệm để phù hợp với đặc thù của nước ta, do đó ở nhiều nơi, vai trò của chính quyền đô thị trong việc điều phối các đối tượng và điều tiết nguồn lực tham gia trong quá trình phát triển đô thị còn có nhiều hạn chế, dẫn đến thực tế vẫn còn phổ biến tình trạng thiếu thông tin, chồng chéo giữa các lĩnh vực.
Vùng nông thôn: Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, hội nhập kinh tế thế giới, nông dân là tầng lớp dễ bị tổn thương nhất. Họ hầu như đứng bên lề của quá trình đó nên ít được hưởng lợi. Nông dân bị mất đất do phát triển công nghiệp, du lịch và đô thị mà lại trầy trật mới kiếm được kế sinh nhai mới. Môi trường tự nhiên và nhân văn ở nông thôn bị ô nhiễm nghiêm trọng, các giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống bị mai một, tệ nạn
xã hội ngày càng gia tăng. Các chính sách nông nghiệp - nông thôn có khoảng cách giữa văn bản và thực tế, chưa thực sự đi vào cuộc sống.
Lao động qua đào tạo ở nông thôn chỉ chiếm trên dưới 10% so với 25% ở khu vực thành thị. Trình độ học vấn thấp hơn hai lần, nhân lực thấp hơn 10 lần, năng suất lao động nông nghiệp thấp, trên 80% hộ nghèo sống ở nông thôn... là những khó khăn cho phát triển.
Phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng, có sự chênh lệch về mức sống rất lớn giữa nông thôn và thành thị. Những người làm nông nghiệp vẫn đối mặt với nhiều khó khăn vất vả, họ vẫn thuộc nhóm người nghèo nhất của xã hội.
Vùng trung du và miền núi: Bên cạnh những thành tựu đạt được, vùng
miền núi nước ta hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần tiếp tục được quan tâm giải quyết: Tỷ lệ nghèo cao, hàng triệu người ở vùng cao núi đá thiếu nước sinh hoạt; một bộ phận đồng bào còn đói, nhất là vào những tháng giáp hạt hoặc sau những đợt thiên tai.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiếu và yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm; đồng bào thiếu kiến thức, thiếu tư liệu sản xuất, năng suất lao động thấp. Công tác sắp xếp ổn định dân chưa tốt, nhất là vấn đề di cư tự do… chưa có chiến lược phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi để làm căn cứ cho việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội từng vùng, từng địa phương; chính sách dành cho vùng miền núi, dân tộc nhiều nhưng phân tán, thiếu đồng bộ, chủ yếu mang tính chất hỗ trợ, nhiều đầu mối quản lý; một số chính sách không phù hợp với thực tế, khó thực hiện, nhưng chậm được sửa đổi; năng lực cán bộ công chức trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương còn hạn chế, chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ...
kém, lạc hậu. Hệ thống cảng biển nhỏ bé, manh mún, thiết bị nhìn chung còn lạc hậu và chưa đồng bộ nên hiệu quả thấp. Đối với các lĩnh vực kinh tế liên quan trực tiếp đến biển như chế biến sản phẩm dầu, khí; chế biến thủy hải sản, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất muối biển công nghiệp, các dịch vụ kinh tế biển và ven biển (như thông tin, tìm kiếm cứu nạn hàng hải, dịch vụ viễn thông công cộng biển trong nước và quốc tế, nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, xuất khẩu thuyền viên ...) hiện chủ yếu mới ở mức đang bắt đầu xây dựng, hình thành và quy mô còn nhỏ bé.
Việc sử dụng biển và hải đảo chưa hiệu quả, thiếu bền vững, trình độ khai thác biển của nước ta vẫn đang ở tình trạng lạc hậu nhất trong khu vực. Việt Nam tuy là một quốc gia biển, song đến nay, chúng ta vẫn chưa thực sự dựa vào biển để phát triển đúng tiềm năng và thế mạnh. Việt Nam vẫn chưa phải là quốc gia mạnh về biển, vẫn chưa phải là một “Cường quốc biển”.
Trong một thời gian dài, quản lý biển đã thuộc về nhiều ngành, cơ quan và chủ yếu quan tâm đến vấn đề chủ quyền, an ninh trên biển,…quản lý tài nguyên và môi trường biển xem như còn bỏ trống.
Khu vực Biển Đông đang có tranh chấp gay gắt, nên việc hợp tác và hội nhập quốc tế để phát triển kinh tế ở khu vực này còn gặp không ít khó khăn. Việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, những vi phạm trong quá trình sử dụng, khai thác tài nguyên biển chưa có các quy định cụ thể mang tính pháp quy như trong quản lý sử dụng đất trên đất liền và còn nhiều bất cập.
Ngoài ra, nước ta là một trong những nước chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển, trước hết là vùng ven biển và các đảo nhỏ. Các hệ sinh thái ven biển, các giá trị dịch vụ của chúng, người dân ven biển và trên các đảo là những đối tượng dễ bị tổn thương và bị tác động mạnh mẽ nhất, nhưng đến nay còn thiếu những nghiên cứu cụ thể về
vấn đề này, cũng như chưa có giải pháp lồng ghép và mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển.
2.3.1.3. Về cơ cấu các thành phần kinh tế
Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay, có những thành phần kinh tế đã thể hiện tốt vai trò của mình, song cũng có những thành phần kinh tế còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém.
Về kinh tế nhà nước, trong những năm qua, tỷ trọng GDP của kinh tế
nhà nước có xu hướng giảm xuống. Trước thực trạng này, đã có nhiều ý kiến cho rằng, kinh tế nhà nước chỉ cần nắm lấy những yết hầu của nền kinh tế là đủ. Tuy nhiên, theo tôi, đó chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ, bởi nếu nắm được yết hầu kinh tế mà các doanh nghiệp vẫn thua lỗ triền miên, tỷ trọng GDP quá thấp thì sẽ không thể đem lại sức mạnh cho kinh tế nhà nước. Vì vậy, kinh tế nhà nước chỉ có thể phát huy được vai trò chủ đạo của mình khi nó vừa nắm được huyết mạch của nền kinh tế, vừa có năng suất lao động cao và chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Vấn đề là ở chỗ, làm cách nào để các doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả.
Kinh tế tập thể, Những năm qua, mặc dù được xác định là cùng với
kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, song sự phát triển của kinh tế tập thể còn nhiều hạn chế: hoạt động chưa có hiệu quả, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn lạc hậu, tỷ trọng GDP liên tục giảm. Do vậy, để kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân, chúng ta
cần có những biện pháp tích cực để kinh tế tập thể phát triển từng bước, vững chắc.
Kinh tế tư nhân, Trong kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, tiểu chủ dựa trên
động. Đóng góp của kinh tế cá thể, tiểu chủ trong lĩnh vực nông nghiệp khá lớn, tỷ trọng GDP khá cao nhưng lại đang giảm liên tục. Sự giảm sút này không đáng lo ngại, thậm chí là một dấu hiệu tích cực, phản ánh sự di chuyển khá mạnh mẽ của nó vào các bộ phận, các thành phần kinh tế có trình độ cao hơn; thực chất, là sự thu hẹp cách thức sản xuất nhỏ lẻ để tiến lên những hình thức sản xuất tiến bộ hơn. Đây là một xu thế tất yếu, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra một cách mạnh mẽ buộc những thành viên của kinh tế cá thể, tiểu chủ phải thay đổi, di chuyển vào các bộ phận, các thành phần kinh tế khác để bảo đảm lợi ích, do đó làm tăng sức cạnh tranh và cơ hội để phát triển khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất.
Đối với kinh tế tư bản tư nhân, đã có sự phát triển đáng kể, phát huy có
hiệu quả khả năng huy động vốn và tạo việc làm mới cho người lao động; đóng góp của nó cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên, do mới hình thành, nên tỷ trọng cơ cấu GDP của nó chưa cao. Đối với thành phần kinh tế này, Đảng ta chủ trương khuyến khích phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để nó phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước, v.v..
Kinh tế tư bản nhà nước: Đầu tư nước ngoài là bộ phận phát triển nhất
của kinh tế tư bản nhà nước ở nước ta. Tuy nhiên các cơ chế, chính sách, điều kiện ở Việt Nam hiện nay chưa tạo ra sự thuận lợi cho thành phần kinh tế này phát triển. Vì thế nguồn vốn đầu tư vào nước ta đang giảm mạnh. Chính vì nguồn vốn đầu tư giảm nên tỷ trọng GDP của thành phần kinh tế này cũng liên tục giảm, làm cho thành phần kinh tế này kém phát triển, thậm
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một thành phần kinh tế mới nảy sinh trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta nhưng đã phát triển
nhanh chóng. Tuy nhiên, sự phát triển của thành phần kinh tế này đã và đang nảy sinh một vấn đề - đó là sự lệ thuộc vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài, và tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam