Thực hiện đổi mới toàn diện về cơ cấu các vùng kinh tế

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 56 - 59)

. Nguyên nhân khách quan: những hạn chế, yếu kém trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay là do:

3.1.2.Thực hiện đổi mới toàn diện về cơ cấu các vùng kinh tế

Phát triển kinh tế - xã hội hài hoà giữa các vùng, giữa đô thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, ven biển và hải đảo, cụ thể:

Trong những năm tiếp theo, chúng ta cần phải phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng với tầm nhìn dài hạn, tăng cường liên kết giữa các địa

thiếu liên kết giữa các địa phương trong vùng; đồng thời tăng cường sự liên kết, phối hợp giữa các vùng để các vùng đều phát triển, từng bước giảm bớt chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống dân cư giữa các vùng. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế, lãnh thổ trọng điểm tạo động lực cho nền kinh tế. Tăng cường chính sách hỗ trợ phát triển các vùng còn nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đối với vùng đồng bằng: Tập trung phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ công nghệ cao, hình thành và phát huy vai trò các trung tâm đô thị lớn và các khu công nghiệp, khu kinh tế. Sử dụng quỹ đất tiết kiệm, có hiệu quả cao trên cơ sở phát triển kinh tế theo chiều sâu, tận dụng chiều cao không gian. Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, phát triển các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, thâm canh, các khu nông nghiệp công nghệ cao, gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến, thị trường trong nước và xuất khẩu. Giãn bớt sự tập trung quá mức về công nghiệp và đô thị ở vùng đồng bằng sông Hồng; có biện pháp cụ thể để chủ động hạn chế những tác hại do nước biển dâng đối với vùng đồng bằng sông Hồng và vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

Đối với vùng trung du, miền núi: tiếp tục phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, thông thoáng đường xá để đi lại thuận tiện, hấp dẫn đầu tư bên ngoài để phát triển kinh tế, xã hội, Tận dụng cơ hội giao thương với Trung Quốc, Lào, Campuchia và các vùng đồng bằng, ven biển; khai thác hợp lý, có hiệu quả tiềm năng thuỷ điện, khoáng sản, phát triển thuỷ lợi kết hợp với thuỷ điện; sử dụng hiệu quả đất nông, lâm nghiệp, hình thành các vùng sản xuất lớn cây công nghiệp, cây ăn quả tập trung, rừng nguyên liệu giấy, gỗ và chăn nuôi đại gia súc. Tiếp tục giao đất, giao rừng, hỗ trợ lương thực để nhân dân trồng và bảo vệ rừng. Nâng cao dân trí, đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân; có chế độ, chính sách hợp lý đối với cán bộ, bộ đội, công an, nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vùng biên cương

của Tổ quốc, bảo vệ rừng và nguồn nước, ngăn chặn tình trạng phá rừng làm nương rẫy... Đồng thời Đảng và nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư nguồn vốn để xây dựng cơ sở vật chất ở các trường học, mở các trường dân tộc nội trú, có chính sách khuyến khích học sinh gia đình nghèo vượt khó trong học tập, học sinh gia đình thương binh liệt sĩ, cộng điểm trong các kỳ thi vào các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước, xoá mù chữ và tái mù chữ ở vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra cần phát triển y tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân địa phương.

Đối với vùng ven biển, biển và hải đảo: Phát triển kinh tế ven biển, biển và hải đảo theo định hướng Chiến lược biển đến năm 2020. Xây dựng hợp lý hệ thống cảng biển, các khu công nghiệp, khu kinh tế, đô thị ven biển gắn với phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, khai thác, chế biến dầu khí, vận tải biển, du lịch biển. Phát triển mạnh kinh tế đảo, khai thác hải sản xa bờ gắn với tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và giữ vững chủ quyền vùng biển quốc gia. Đẩy mạnh việc điều tra cơ bản đối với một số loại tài nguyên biển quan trọng. Đồng thời phải có những chính sách đãi ngộ hợp lý với những chiến sỹ đang ngày đêm canh giữ vùng biển của tổ quốc; đấu tranh chống lại những hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam theo hiến chương của Liên Hiệp Quốc, đấu tranh với những hành động khiêu khích ở biển Đông, bảo vệ hoà bình, ổn định ở Biển Đông.

Phát triển hài hoà giữa thành thị và nông thôn: Phát triển đô thị phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, theo quy hoạch dài hạn, không khép kín theo ranh giới hành chính và xử lý đúng mối quan hệ giữa đô thị hoá và hiện đại hoá nông thôn. Đẩy mạnh việc đưa công nghiệp và dịch vụ về nông thôn để hạn chế tình trạng nông dân ra các thành phố, đồng thời không để một khu vực lãnh thổ rộng lớn nào trống vắng đô thị. Và phải chú ý tới quyền lợi của

người nông dân, ngăn chặn tình trạng nông dân thất nghiệp vì không có ruộng đất canh tác do quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng... Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị và đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở các đô thị lớn, nhất là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hình thành hệ thống đô thị vừa và nhỏ theo hướng phân bố hợp lý trên các vùng, khắc phục tình trạng tự phát trong phát triển đô thị. Xây dựng đô thị ven biển cần tính đến nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Hỗ trợ quy hoạch, xây dựng, tổ chức tốt hơn các điểm dân cư nông thôn theo hướng sạch, đẹp, văn minh.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 56 - 59)