Tạo lập đồng bộ các yếu tố cho sự phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 60 - 64)

. Nguyên nhân khách quan: những hạn chế, yếu kém trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay là do:

3.2. Tạo lập đồng bộ các yếu tố cho sự phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay.

định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay.

Trước tiên, thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, phải coi đây là chính sách kinh tế có ý nghĩa chiến lược lâu dài, là chế độ kinh tế cơ bản trong suốt thời kỳ quá độ ở Việt Nam. Vì vậy, phải đa dạng hoá các loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất. Trong đó, sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất chiếm địa vị thống trị khi xây dựng xong chủ nghĩa xã hội

Đảng và nhà nước ta cần “tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường” [9, tr. 100]. Có những quy định cụ thể để tạo điều kiện cho các thị trường cùng vận động và phát triển, cụ thể:

sản phẩm khoa học, công nghệ; hoàn thiện các định chế về mua bán các sản phẩm khoa học, công nghệ trên thị trường.

Đẩy mạnh phát triển thị trường lao động. Tiền lương, tiền công phải được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chế độ hợp đồng lao động được mở rộng, áp dụng phổ biến cho các đối tượng lao động. Đổi mới tổ chức và hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm của Nhà nước; khuyến khích tổ chức các hội chợ việc làm; phát triển các tổ chức dịch vụ tư vấn, sàn giao dịch, giới thiệu việc làm đi đôi với tăng cường quản lý của Nhà nước; ngăn chặn các hành vi lừa đảo và các hiện tượng tiêu cực khác đặc biệt là thị trường khoa học công nghệ. Đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời chú trọng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường trong nước, bảo vệ lợi ích của cả người sản xuất và người tiêu dùng, nhất là về giá cả, chất lượng hàng hoá, vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Thị trường đất đai: Khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách đất đai, bảo đảm hài hoà các lợi ích của Nhà nước, của người giao lại quyền sử dụng đất và của nhà đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng đất đai có hiệu quả; khắc phục tình tạng sử dụng lãng phí và tham nhũng đất đai.

Thị trường chứng khoán: Nhà nước cần hoàn thiện thể chế bảo đảm phát triển lành mạnh thị trường chứng khoán, tăng tính minh bạch của thị trường; chống các giao dịch phi pháp, các hành vi rửa tiền, nhiễu loạn thị trường, làm cho thị trường này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong huy động vốn cho đầu tư phát triển

Mở rộng phân công lao động xã hội, phân bố lại lao động và dân cư trong phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, từng vùng theo hướng chuyên môn hoá, hợp tác hoá nhằm khai thác mọi nguồn lực, phát triển nhiều ngành, nghề, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện có và tạo cơ

hội việc làm cho người lao động. Cùng với mở rộng phân công lao động xã hội trong nước, phải tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài nhằm gắn phân công lao động trong nước với phân công lao động quốc tế, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu lao động ra nước ngoài để thu ngoại tệ và cải thiện đời sống của nhân dân. Nhờ đó mà thị trường trong nước từng bước được mở rộng, tiềm năng về lao động, tài nguyên, cơ sở vật chất hiện có được khai thác có hiệu quả. Thị trường được khai thông trên khắp mọi miền của đất nước, gắn liền với thị trường thế giới.

Việc mở rộng phân công lao động xã hội và từng bước hình thành đồng bộ các laọi thị trường tiền tệ, vốn, sức lao động, chát xám...sẽ đảm bảo cho việc phân bổ và sử dụng các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất phù hợp với nhu cầu của sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất để hạ chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để xây dựng và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng như đường sá, cầu cống, bến cảng, sân bay, điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc... để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi:

Một là, hệ thống điều tiết vĩ mô phải được kiện toàn phù hợp với nhu cầu của thị trường, bao gồm điều tiết chiến lược và kế hoạch kinh tế, pháp luật, chính sách và các đòn bẩy kinh tế, hành chính, giáo dục, khuyến khích, hỗ trợ và cả bằng răn đe, trừng phạt, ngăn ngừa, điều tiết thông qua bộ máy nhà nước và các đoàn thể...

Hai là, đào tạo đội ngũ cán bộ, những nhà quản lý có năng lực chuyên môn giỏi, thích ứng mau lẹ với cơ chế thị trường, dám chịu trách nhiệm, chịu rủi ro và trung thành với con đường xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đã chọn. Đồng thời, cần phải có phương hướng sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ đúng đắn với đội ngũ cán bộ đó nhằm không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, bản lĩnh quản lý, tài năng kinh doanh của họ.

Tăng cường hơn nữa vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế bằng cách: chuyển chức năng của nhà nước từ sản xuất sang hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh, cung ứng về kết cấu hạ tầng vật chất xã hội, điều tiết nền kinh tế. Nhà nước cần cung cấp một môi trường pháp lý tin cậy để các chủ thể phát huy tối đa tính sáng tạo và năng lực của mình; thực hiện quyền bình đẳng, tự do kinh doanh cho tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân người lao động.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế về tiền tệ, tín dụng và ngoại hối: Từng bước mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước và cam kết quốc tế; phát huy vai trò chủ động điều hành chính sách, quản lý thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô và góp phần tăng trưởng kinh tế.

Đổi mới, hoàn thiện thể chế về giá, cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, về ký kết, thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp; không hình sự hoá các tranh chấp dân sự trong hoạt động kinh tế. Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Xây dựng và thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và đối với môi trường. Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, đoàn thể để bảo vệ quyền lợi chính đáng của cả người kinh doanh và người tiêu dùng.

Thực hiện chính sách đối ngoại có lợi cho sự phát triển của kinh tế thị trường cụ thể:

Một là, bảo đảm sự ổn định về môi trường chính sách kinh tế - xã hội để thu hút đầu tư nước ngoài. Muốn vậy, đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý vĩ mô của nhà nước, sự nỗ lực của các ngành, các cấp.

Hai là, phải mở rộng các hình thức kinh tế đối ngoại theo hình thức đa phương hoá, đa dạng hoá

Ba là, chủ động thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, mở rộng thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở thị trường mới. Đồng thời tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng sức hấp dẫn nhất là đối với các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn kinh tế lớn thế giới. Đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, phát triển mạnh mẽ những mặt hàng có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Và tiếp tục chú trọng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường trong nước, bảo vệ lợi ích của cả người sản xuất và người tiêu dùng.

Bốn là, tăng cường hợp tác hữu nghị với các nước trong khu vực và thế giới trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)