Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 70 - 72)

. Nguyên nhân khách quan: những hạn chế, yếu kém trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay là do:

3.3.3.Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

mới và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

Trong quá trình đổi mới, Đảng ta phải Phát huy cao độ nội lực, tranh thủ tối đa ngoại lực để phát triển đất nước. Đồng thời phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể:

Một là, phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của các nguồn lực trong nước như: nguồn vốn, khoa học công nghê, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực... trên cơ sở sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội quan trọng, phát triển các ngành kinh tế trụ cột và đầu tư thực hiện mục tiêu an sinh xã hội.

Hai là, huy động các nguồn vốn ODA, FDI để tập trung đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng thiết yếu về giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục ở vùng nông thôn, vùng nghèo. Rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư nhằm huy động tốt nhất các nguồn lực.

Ba là, tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn khoảng cách về kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới. Đồng thời phối hợp với các vùng lãnh thổ khác giải quyết những vấn đề toàn cầu và khu vực như giảm phát thải CO2, ô nhiễm nguồn nước, không khí, khai thác rừng, đập thủy điện, những vấn đề xã hội như di dân, xuất khẩu lao động, v.v... Chủ động và tích cực tham gia cùng cộng đồng quốc tế giải quyết những vấn đề liên quan đến môi trường, cứu trợ nhân đạo, phòng chống dịch bệnh, thiên tai...

Bốn là, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, cập nhật thông tin diễn biến kinh tế thế giới để nâng cao chất lượng dự báo, phân tích, tăng cường quảng bá thương hiệu các sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, tăng cường công tác đào tạo đội ngũ quản lý làm công tác đối ngoại, xúc tiến đầu tư và quản lý doanh nghiệp. Tăng cường hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, giữ vững độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ và phát triển nền văn hóa dân tộc.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 70 - 72)