Về phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 59 - 60)

. Nguyên nhân khách quan: những hạn chế, yếu kém trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay là do:

3.1.3. Về phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta hiện nay

nay

Kinh tế Nhà nước, cần tiếp tục củng cố và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước bằng cách:

Điều chỉnh cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, hướng vào những doanh nghiệp then chốt, trọng yếu được coi là xương sống của nền kinh tế. Đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. Sát nhập hoặc giải thể những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả

Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong các doanh nghiệp Nhà nước; đổi mới và phát huy những ưu thế về kỹ thuật và công nghệ, liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.

Kinh tế tập thể, cần phải phát triển rộng rãi và đa dạng trong các ngành, nghề, với quy mô và mức độ tập thể hoá khác nhau. Hợp tác xã phải được tổ chức với quy mô từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao phù hợp với điều kiện cụ thể. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, ưu đãi, giúp đỡ kinh tế tập thể phát triển có hiệu quả

Kinh tế tư nhân, xoá mặc cảm với kinh tế tư nhân. Bảo vệ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của họ. Tạo lập môi trường và điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển; khuyến khích các tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thu hút nhiều lao động với các chính sách ưu đãi. Đồng thời tăng cường quản lý Nhà nước đối với kinh tế tư nhân, chống gian dối, lừa đảo người tiêu dùng...

Kinh tế tư bản nhà nước, cần áp dụng nhiều phương thức góp vốn liên doanh giữa nhà nước với các nhà kinh doanh tư nhân trong và ngoài nước, coi trọng liên doanh với tư nhân trong nước nhằm tạo lực cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển, tăng sức hợp tác và cạnh tranh với bên ngoài. Và bảo vệ quyền lợi của người lao động...

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, Nhà nước cần cải thiện môi trường đầu tư , hoàn thiện hệ thống luật pháp, đơn giản hoá các thủ tục hành chính và nâng cao năng lực quản lý để thu hút có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)