0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Về cơ cấu các vùng kinh tế:

Một phần của tài liệu SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 35 -38 )

Cơ cấu các vùng kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh và quan tâm hỗ trợ các vùng còn có nhiều khó khăn. Ba vùng kinh tế trọng điểm ở ba miền: Bắc, Trung, Nam đã phát triển với tốc độ cao hơn mức bình quân của cả nước, hiện nay “chiếm 61.9% GDP của cả nước (năm 2007)”[4, tr. 30].

* Vùng đô thị:

Với sự nỗ lực vận động của toàn xã hội, công tác phát triển đô thị toàn quốc đã đạt được thành tựu quan trọng, cụ thể:

Hệ thống đô thị quốc gia đã có sự chuyển biến tích cực cả về lượng cũng như về chất. Mạng lưới đô thị quốc gia đã và đang được phát triển, hiện nay có hơn 700 đô thị. Trong đó, có 02 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh, đô thị loại I tăng thêm 5 đô thị, trong khi đó loại V tăng thêm 99 đô thị. Điều này đã chứng tỏ mức độ đô thị hoá đã phát triển mạnh ở khu vực các đô thị nhỏ, lan toả trên diện rộng và phân bố đồng đều hơn trên phạm vi cả nước.

Sự phát triển kinh tế đô thị đã và đang tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động, góp phần quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và phát triển chung của xã hội.

Kiến trúc và cảnh quan đô thị đã được các chính quyền đô thị quan tâm đầu tư phát triển với sự xuất hiện ngày càng nhiều các quần thể kiến trúc, mảng đô thị hiện đại, ứng dụng công nghệ thiết kế, xây dựng tiên tiến của thế giới. Tại nhiều đô thị đã và đang xuất hiện các công trình kiến trúc cao tầng là những điểm nhấn kiến trúc đô thị có chất lượng cao. Đi đôi với việc đầu tư xây dựng các khu đô thị mới hiện đại, đồng bộ thì công tác cải tạo, chỉnh trang đô thị và bảo tồn các giá trị di sản kiến trúc đô thị đã được coi trọng, góp phần duy trì và tạo dựng bản sắc của từng đô thị.

Chất lượng cuộc sống người dân đô thị đang từng bước được cải thiện thông qua sự đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các đô thị. Mô hình đầu tư phát triển các khu đô thị mới đồng bộ đã được nghiên cứu nhân rộng tại nhiều địa phương trong cả nước, sử dụng có hiệu quả quỹ đất dành cho phát triển đô thị, đồng thời từng bước giải quyết nhu cầu rất lớn của xã hội về nhà ở. Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội đô thị như hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, thu gom và xử lý chất thải rắn, công trình phúc lợi công cộng và nhà ở của các đô thị được đầu tư xây dựng, cải tạo và phát triển khá nhanh, tạo nên bộ khung cơ bản để các đô thị phát triển. Chất lượng phục của giao thông công cộng tại các đô thị, các vùng và trên cả nước ngày càng tốt hơn.

Để đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn phát triển xã hội, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Xây dựng và các Bộ ngành đã và đang từng bước hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực xây dựng và phát triển đô thị, trong đó nhiều văn bản Luật lần đầu tiên đã được nghiên cứu, xây dựng và ban hành như Luật Xây dựng năm 2003, Luật Nhà ở năm 2005, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006 và đặc biệt là Luật Quy hoạch đô thị vừa được Quốc hội thông qua tháng 6 năm 2009. Các văn bản Luật và hệ thống

vào cuộc sống, góp phần quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thông thoáng, hướng tới sự phát triển bền vững hệ thống đô thị Việt Nam.

* Vùng nông thôn:

Bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi tích cực, đời sống của nhân dân được cải thiện. Mô hình nông thôn mới đã bước đầu đạt đựoc những thành tựu đáng kể. Trình độ dân trí của nhân dân ngày được nâng cao. Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải được nâng lên rõ rệt.

* Vùng trung du và miền núi: Nhờ các nguồn vốn, các chương trình, chính

sách đảm bảo an sinh xã hội đối với vùng dân tộc và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn của Đảng và Nhà nước nên tình hình kinh tế - xã hội, đời sống người dân vùng miền núi, dân tộc, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn, cơ bản ổn định, tiếp tục được cải thiện và có nhiều đổi mới. Hầu hết các tỉnh trong vùng đều giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đã được mở rộng đến cấp xã, góp phần thúc đẩy kinh tế, giao lưu kinh tế với các vùng trong cả nước .Văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Trình độ dân trí của nhân dân ngày được nâng cao. Công tác chăm sóc sức khoẻ của nhân dân được quan tâm phát triển. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nòng cốt, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiếu số được quan tâm. Tình hình chính trị - xã hội ổn định, an ninh, quốc phòng được giữ vững. Đồng bào các dân tộc đoàn kết, giữ vững truyền thống yêu nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

* Vùng biển và hải đảo:

Quy mô kinh tế biển và vùng ven biển tăng lên, cơ cấu ngành, nghề có thay đổi cùng với sự xuất hiện ngành kinh tế mới như khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn... Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác

biển như đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thủy hải sản, thông tin liên lạc...bước đầu phát triển.

Đến nay, trên các vùng biển đã có các trung tâm kinh tế biển như các thành phố Hạ Long, Hải Phòng (vùng biển Bắc Bộ); Huế, Đà Nẵng, Nha Trang - Cam Ranh (vùng biển miền Trung); Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh (vùng biển phía Nam) và Rạch Giá, Cà Mau, khu kinh tế đảo Phú Quốc (vùng biển phía Tây Nam). Đây là những khu vực đã có sự phát triển tổng hợp các ngành, nghề biển như hậu cần nghề cá; công nghiệp gắn với cảng; cảng biển và vận tải biển.

Đã có bước phát triển mới ở một số hải đảo. Hiện nay, ở những đảo có điều kiện phát triển đều có dân cư, kết cấu hạ tầng được tăng lên rõ rệt nhờ nguồn vốn Biển Đông - hải đảo (hình thành hệ thống giao thông trên đảo, nhiều đảo gần bờ có điện lưới, các đảo xa bờ có máy phát điện, một số đảo sử dụng điện mặt trời, trên các đảo đã xây dựng các cơ sở cung cấp nước ngọt). Vai trò kinh tế của các đảo tăng lên rõ rệt, nhiều đảo đã phát triển mạnh nghề cá, đặc biệt là đánh bắt xa bờ, phát triển du lịch, bảo vệ và phát triển rừng...

Một phần của tài liệu SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 35 -38 )

×