Nâng cao năng lực phân tích tài chính khách hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 65 - 67)

II. Theo thời hạn

3.2.1Nâng cao năng lực phân tích tài chính khách hàng

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công thương Ba Đình

3.2.1Nâng cao năng lực phân tích tài chính khách hàng

Chi nhánh nên hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính khách hàng.

Thông qua việc cải thiện năng lực đánh giá khách hàng, ngân hàng sẽ xây dựng được một hệ thống thông tin có chất lượng cao hơn, thực chất hơn và đem lại hiệu quả trực tiếp trong việc cải thiện chất lượng nợ của ngân hàng. Từ đó nâng cao được uy tín và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Thông tin dù có hoàn thiện đến mức nào cũng không thể nói lên điều gì nếu như nó không được qua xử lí đánh giá...Để thông tin phát huy được tác dụng về việc phản ánh tình hình tài chính khách hàng thì vấn đề lựa chọn và hoàn thiện phương

pháp phân tích là rất quan trọng. Phương pháp phân tích đang được sử dụng tại Chi nhánh là phương pháp tỷ trọng, phương pháp so sánh, và kết hợp cho điểm tín dụng. Chỉ với các phương pháp nêu trên là chưa đủ để có thể phân tích đánh giá khách hàng một cách chính xác, mà chi nhánh nên áp dụng thêm phương pháp phân tích Dupont, bản chất phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh mức sinh lời của doanh nghiệp thành một tỷ số chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số thành phần đối với tỷ số tổng hợp đó và từ đó nhận biết được nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp.

Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính khách hàng: cán bộ tín dụng tại Chi nhánh không chỉ đơn thuần phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà cần:

• Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ để nhìn nhận chính xác được tình hình tài chính thực sự của doanh nghiệp. Cán bộ tín dụng xem xét kỹ mức tồn quỹ, nếu mức tồn quỹ quá nhỏ thì khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đến hạn bị đe doạ nhưng nếu quá lớn thì làm giảm khả năng sinh lời từ vốn vay đó. Ngoài ra cũng cần nghiên cứu luồng tiền ra vào doanh nghiệp trong thời gian nhất định từ đó có các quyết định thích hợp lựa chọn được đối tượng cho vay tốt làm giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể xảy ra. • Nghiên cứu kỹ lưỡng thuyết minh báo cáo tài chính trong đó cần tập trung nắm rõ chế

độ hạch toán áp dụng tại đơn vị và kiểm tra tính sơ bộ, logic, hợp lý của số liệu trên BCTC.

Đi sâu phân tích báo cáo tài chính hơn nữa, khi phân tích Bảng cân đối kế toán ngân hàng đã phân tích các chỉ tiêu vốn lưu động ròng, nhưng chưa lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn để phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. Nên lập ra để thấy những trọng điểm đầu tư vốn và những nguồn vốn chủ yếu hình thành để đầu tư, xác định được hướng đầu tư của doanh nghiệp và mức độ hợp lý của các khoản tài trợ từ đó đưa ra các đánh giá sát với thực tế.

Nhằm đảm bảo đủ thông tin cần thiết cho việc đánh giá tài chính, khách hàng có thể thiết lập hệ thống thông tin đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau. Ngân hàng đã thiết lập hệ thống thông tin lưu trữ về khách hàng có quan hệ tín dụng bao gồm: Tên khách hàng, lĩnh vực hoạt động, số lần có quan hệ tín dụng với ngân hàng, quy mô thời hạn của khoản vay, tình hình hoàn trả gốc và lãi, xếp hạng tín dụng. Nhưng ngân hàng nên mở sổ theo dõi khách hàng vay vốn theo nghề kinh doanh hoặc theo loại hình doanh nghiệp để dễ dàng hơn trong quản lý và không tốn thời gian cho việc kiểm tra các thông tin khách hàng xin vay lần sau.

Ngoài ra cán bộ tín dụng có thể thu thập thông tin từ mạng Internet, từ báo tạp chí, từ các phương tiện truyền thông và sàng lọc các nguồn thông tin đó để hình thành nên hệ thống thông tin phục vụ cho công tác phân tích tài chính khách hàng.

Ngoài ra ngân hàng cũng có thể thu thêm thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng CIC. Thông tin về tài chính của CIC chủ yếu được lấy từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Căn cứ vào thông tin tài chính thu được CIC tiến hành xây dựng một số chỉ tiêu phân tích cơ bản như: Chỉ số thanh khoản, chỉ số hoạt động, chỉ số phản ánh cơ cấu vốn, chỉ số về lợi tức...Sau đó lượng hoá các chỉ số trên để tính toán lượng hoá các chỉ tiêu trên để tính điểm và xếp loại tài chính doanh nghiệp. Khi phân tích các chỉ số tài chính đã có tính đến yếu tố ngành, quy mô doanh nghiệp. Đây là nguồn thông tin khá đầy đủ, chính xác lại đã qua quá trình tổng hợp, phân tích nên ngân hàng có thể khai thác hợp lý và có hiệu quả.

Ngân hàng cũng phải thường xuyên đối chiếu thông tin do khách hàng cung cấp với thông tin từ các cơ quan tài chính khác (thuế, kế toán, công an) hoặc các bạn hàng đối tác của doanh nghiệp. Nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp cung cấp các thông tin không thống nhất cho các bên liên quan với mục đích trục lợi gây thiệt hại cho người sử dụng thông tin trong đó có ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng phải thiết lập mối quan hệ với các cơ quan nói trên, có kế hoạch cụ thể về cách thức, thời gian và nội dung đối chiếu kiểm tra thông tin.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 65 - 67)