Quan điểm của chi nhánh về hiệu quả hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 64 - 65)

II. Theo thời hạn

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công thương Ba Đình

3.1.3 Quan điểm của chi nhánh về hiệu quả hoạt động tín dụng

Hiệu quả tín dụng được xét trên góc độ doanh nghiệp và ngân hàng. Về phía doanh nghiệp, vay vốn có hiệu quả là phải đáp ứng được yêu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình và hoạt động đó phải đảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất trả gốc và lãi được cho ngân hàng. Hiệu quả này được thể hiện thông qua hiệu quả kinh doanh của đơn vị và tình hình thực hiện trách nhiệm với ngân hàng.

Ngân hàng cho vay có hiệu quả thể hiện ở chỗ bù đắp được chi phí trả lãi của việc huy động vốn và các chi phí có liên quan khác và phải đem về lợi nhuận cho ngân hàng. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào khả năng thu hồi an toàn của mỗi đông vốn bỏ ra theo đúng kỳ hạn ghi trong hợp đồng. Như vậy, hoạt động tín dụng chỉ thực sự mang lại hiệu quả cao khi mà hiệu suất sử dụng vốn cao, an toàn và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Do vậy, Chi nhánh luôn mong muốn hoạt động tín dụng đạt được hiệu suất sử dụng vốn cao để mang lại thu nhập lớn cho ngân hàng nhưng bên cạnh đó không được coi nhẹ yếu tố an toàn.

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công thương BaĐình Đình

Về tổng quan, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được kết quả cao tăng uy tín trong khách hàng và tăng vị thế trên thị trường hoạt động. Hoạt động tín dụng tại Chi nhánh cũng hoà vào dòng chảy chung đó, phát triển khá mạnh và tạo nguồn thu nhập không nhỏ cho ngân hàng, tuy nhiên để tín dụng ngân hàng ngày càng phát triển hơn nữa, số tiền sử dụng để cho vay chiếm tỷ trọng lớn hơn phát triển tương xứng với tổng nguồn vốn huy động thì vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng được đặt ra là rất cần thiết với ngân

hàng. Vậy phải làm gì để nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh Ba Đình? Xuất phát từ những nghiên cứu của mình về thực trạng hoạt động tín dụng (nhận định những mặt đạt được, những mặt còn tồn tại và nguyên nhân) tại Chi nhánh, trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh Ba Đình tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh như sau:

Trước khi trình bày các giải pháp tôi xin được nhắc lại:

Những tồn tại chính trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương Ba Đình:

• Chất lượng thẩm định, phân tích tài chính khách hàng còn nhiều tồn tại.

• Công tác thông tin của ngân hàng còn nhiều hạn chế, chất lượng thẩm định các phương án, dự án còn chưa cao.

• Tăng trưởng dư nợ còn phụ thuộc nhiều vào tiến độ giải ngân các dự án lớn, đồng tài trợ, thiếu sự chủ động trong tìm kiếm khách hàng mới.

• Trong hoạt động tín dụng, cán bộ tín dụng chưa thực sự đi sâu bám sát khách hàng • Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo còn thấp

• Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động cho vay còn chưa cao

Những mặt tích cực cần phát huy:

• Ngân hàng quan hệ tín dụng rất tốt đối với các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức, đơn vị lớn.

• Tăng trưởng tín dụng khá cao, nhất là tín dụng ngắn hạn. • Nguồn vốn huy động ngày càng tăng....

Hệ thống giải pháp này nhằm phát huy những mặt mạnh trong hoạt động tín dụng và đồng thời cũng khắc phục những mặt còn tồn tại trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w