0
Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Phân theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH (Trang 37 -42 )

1. Tiền gửi tổ chức kinh tế 4.894 4.494 5.786 5.594 -400 -8,17% 1.292 28,75% -192 -3,32%

2. Tiền gửi tiết kiệm 3.103 3.925 4.567 5.114 822 26,49% 642 16,36% 547 11,98%

3. Tiền vay của định chế tài

chính khác 237 530 600 724 293 123,63% 70 13,21% 124 20,67%

4. Tiền gửi định chế tài chính - 815 680 557 - - -135 -16,56% -123 -18,09%

5. Tiền gửi ATM - 78 110 213 - - 32 41,03% 103 93,64%

6. Huy động liên chi nhánh - 31 65 196 - - 34 109,68% 131 201,54%

Nhận xét:

Nhìn chung tổng nguồn vốn huy động giai đoạn 2010- 2013 ngày càng tăng lên, cụ thể:

Đến 31/12/ 2011 tổng nguồn vốn huy động được là 9.873 tỷ đồng, tăng 1.639 tỷ đồng tương ứng tăng 19,91% so với năm 2010, sang năm 2012 tổng nguồn vốn huy động được là 11.808 tỷ đồng, tăng thêm 1.935 tỷ đồng tương ứng tăng 19,60% so với năm 2011. Năm 2013 nguồn vốn huy động chỉ tăng thêm 560 tỷ đồng, tốc độ tăng 5%. Tuy số tuyệt đối ở giai đoạn sau cao hơn nhưng tốc độ tăng lại chậm hơn so với năm trước nhưng chậm hơn không đáng kể. Trong đó các chỉ tiêu ảnh hưởng tới tổng nguồn vốn huy động phải kể đến:

- Huy động vốn từ VNĐ năm 2011 là 8.231 tỷ đồng tăng so với năm 2010 là 1293 tỷ đồng (+18,64%), năm 2012 là 10.238 tỷ đồng tăng so với năm 2011 là 2.007 tỷ đồng (+24,38%) và tăng thêm 409 tỷ đồng năm 2013 lên thành 10647 tỷ đồng (+3,99%) - Huy động vốn từ ngoại tệ quy VNĐ năm 2011 là 1.642 tỷ đồng tăng 346 tỷ đồng

(+26,70%), năm 2012 là 1579 tỷ đồng, giảm 63 tỷ đồng (-3,84%) so với năm 2011. Nhưng đến năm 2013 thì tăng thêm 172 tỷ đồng (+10,89%) so với năm 2012.

- Huy động tiền gửi từ tổ chức kinh tế năm 2011 là 4.494 tỷ đồng, so với năm 2010 giảm 400 tỷ đồng (-8,17%), năm 2012 là 5.786 tỷ đồng, tăng 1.192 tỷ đồng (+28,75%) so với năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2013 lại giảm 192 tỷ đồng (-3,32%) so với năm trước.

- Huy động tiền gửi tiết kiệm năm 2011 là 3.925 tỷ đồng, tăng 822 tỷ đồng (+26,49%) so với năm 2010, năm 2012 tăng 642 tỷ đồng (+16,36%) so với năm 2011. và tiếp tục tăng thêm 547 tỷ đồng năm 2013 (+11,98%).

- Tiền vay của định chế tài chính khác năm 2011 tăng 293 tỷ đồng (+123,63%) so với năm 2010, năm 2012 tăng 70 tỷ đồng (+13,21) so với năm 2011. Đến năm 2013 là 724 tỷ đồng, tăng 124 tỷ đồng so với năm 2012 (+20,67%)

- Tền gửi của định chế tài chính năm 2012 là 680 tỷ đồng giảm 135 tỷ đồng (- 16,565) so với năm 2011 và tiếp tục giảm 123 tỷ đồng năm 2013 (-18,09%).

- Tiền gửi ATM và huy động liên chi nhánh năm 2012 cũng tăng mạnh so với năm 2011 và tiếp tục tăng với tốc độ mạnh năm 2013 chứng tỏ việc quảng bá thương hiệu nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng, đồng thời chứng tỏ năng lực của Vietinbank đã tạo được lòng tin đối với khách hàng.

Nhìn chung các chỉ tiêu của năm 2011 so với năm 2010 tăng lên đáng kể, còn năm 2012 tuy nguồn vốn huy động tăng lên nhưng các chỉ tiêu biến động tăng, giảm (đặc biệt là giảm) một cách thất thường. Bước sang năm 2013, nước ta đang trên đà phục

hồi kinh tế, công tác huy động vốn vẫn còn gặp nhiều khó khăn, một số nguồn vốn huy động truyền thống như tiền gửi của các tổ chức kinh tế hay tiền gửi của các định chế tài chính có xu hướng giảm nhẹ, song bù lại các nguồn vốn huy động khác lại tăng với tốc độ khá nhanh đã duy trì cho nguồn vốn huy động của chi nhánh cũng theo đó mà tăng lên.

Tỷ trọng nguồn vốn huy động

Để biết rõ hơn về tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong nguồn vốn huy động ta quan sát bảng và biểu đồ dưới đây.

Hình 2.2: Tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng VND và ngoại tệ (2010 - 2013)

Nhận xét:

Qua biểu đồ ta có thể thấy được nhìn chung của nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam luôn chiếm tỉ trọng phần lớn trong tổng nguồn vốn huy động, song nguồn vốn huy động bằng ngoại tề tuy có tỷ trọng bé nhưng lại có xu hướng ngày càng tăng lên, chứng tỏ Ngân hàng đã đa dạng hóa hình thức huy động bằng ngoại tệ, nếu như nắm bắt được tình hình thay đổi tỷ giá ngoại tệ, thì có thể đây là một lĩnh vực đem lại không ít lợi nhuận cho chi nhánh.

- Tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng VNĐ năm 2011chiếm 83,37% trong tổng nguồn vốn huy động, giảm so với năm 2010 (84,26%). Năm 2012 lại tăng lên 86,70%. tuy nhiên đến năm 2013 tỷ trọng này lại có xu hướng giảm nhẹ còn 85,88%.

- Số còn lại là tỷ trọng huy động vốn bằng ngoại tệ quy VNĐ năm 2010 chiếm 15,75% năm 2011 tăng lên 16,63% nhưng năm 2012 chỉ chiểm 13,37%. Năm 2013 tăng lên 14,12%.

Nhìn chung tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ còn chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng vốn huy động, vì thế chi nhánh cần có những biện pháp để nâng cao chỉ tiêu này, hơn nữa chi nhánh còn phải theo dõi và dự đoán tỷ giá ngoại tệ để hưởng chênh lệch giá và tránh việc bù lỗ do giảm giá ngoại tệ.

Hình 2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo khu vực (2010 - 2013)

Nhận xét:

Cơ cấu nguồn vốn huy động bằng tiền gửi thì huy động từ tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, cụ thể năm 2010 chiếm 54,44%, năm 2011 chiếm 45,52%, năm 2012 chiếm 49% và còn 45,12% năm 2013, tuy tỷ trọng là lớn nhất nhưng khu vực này đang có xu hướng giảm dần

- Thứ hai là tiền gửi tiết kiệm, chiếm tỷ trọng tương đối lớn, năm 2010 chiếm 37,69% năm 2011 chiếm 39,75% năm 2012 chiếm 38,68%. Tỷ trọng khu vực này năm 2011 có xu hướng tăng nhưng lại giảm nhẹ vào năm 2012. Nhưng đến năm 2013 tỷ trọng khu vực này tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao là 41,25%. Đây là nguồn vốn huy động

mang tính ổn định vì vậy chi nhánh cần ưu tiên các biện pháp nhằm thu hút được tiền gửi tiết kiệm từ dân cư.

- Ngoài ra tiền gửi của định chế tài chính khác, tiền vay của định chế tài chính, tiền gửi ATM, và huy động liên chi nhánh tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại có xu hướng ngày càng tăng lên.

Tóm lại: Với sự chỉ đạo quyết liệt của ban lãnh đạo chi nhánh cùng với việc triển khai nhiều biện pháp tích cực nên nguồn vốn của chi nhánh đã tăng trưởng tương đối tốt so với hệ thống Vietinbank (tăng 9,4% so với 31/12/2011). Cơ cấu nguồn vốn đã tăng trưởng theo hướng ổn định và bền vững. Trong năm chi nhánh đã thu hút được nhiều nguồn vốn giá rẻ như dự án ODA góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh. Tiền gửi dân cư tiếp tục tăng trưởng và đứng thứ hai toàn hệ thống khẳng định uy tín và công tác chăm sóc khách hàng tốt của chi nhánh Vietinbank Ba Đình.

2.1.3.2 Tình hình sử dụng nguồn vốn huy động của Ngân hàng Côngthương Ba Đình (2010- 2013)

thương Ba Đình (2010- 2013)

Tình hình dư nợ cho vay nền kinh tế

Tín dụng là nghiệp cụ cơ bản trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, bởi một mặt thông qua nghiệp vụ tín dụng ngân hàng cung ứng một khối lượng vốn lớn cho nền kinh tế, tuy nhiên đây cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro mà bất kỳ ngân hàng thương mại nào cũng phải tìm các giải pháp để giảm thiểu nhằm đảm bảo an toàn cho ngân hàng mình cũng như toàn hệ thống. Nếu như nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng lên, liệu đây đã phải là một điều đáng mừng chưa nếu như hoạt động cho vay của ngân hàng lại có xu hướng giảm, và có thực sự là điều phấn khởi nếu như dư nợ cho vay tăng nhưng chất lượng tín dụng lại đi xuống. Đó thực sự là một bài toán khó đối với bất cứ ngân hàng nào. Làm sao để nguồn vốn huy động tăng đồng thời hoạt động cho vay cũng diễn ra thuận lợi.

Đối với Chi nhánh Ba Đình, trước khi tìm hiểu về chất lượng tín dụng đối với các khoản vay chúng ta cùng tìm hiểu tình hình sử dụng vốn theo đồng tiền sử dụng và theo thời hạn của hợp đồng cho vay. Dưới đây là diễn biến cho vay của chi nhánh Vietinbank Ba Đình.

Bảng 2.2: Tình hình cho vay của Vietinbank Ba Đình (2010 – 2013)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 ST 2011/2010 (%) ST 2012/2011 (%) ST 2013/2012 (%) Tổng dư nợ 5.66 0 5.29 8 -6,4 5.95 7 12,44 6.44 1 8,12 I. Theo đồng tiền sử dụng 1. VNĐ 3.963 4.381 10,55 4.998 14,08 5.347 6,98 2. Ngoại tệ quy VND 1.69 7 917 -45,96 959 4,58 1.09 4 14,08

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH (Trang 37 -42 )

×