Thực hiện tốt công tác tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 71 - 72)

II. Theo thời hạn

3.2.6Thực hiện tốt công tác tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công thương Ba Đình

3.2.6Thực hiện tốt công tác tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng

Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành công và phát triển của ngân hàng. Chính vì vậy, trong mỗi ngân hàng hàng, chiến lược khách hàng cần được xây dựng trên quan điểm hợp tác kinh doanh ngày càng sâu rộng với các doanh nghiệp, xác lập quan hệ tín dụng chặt chẽ, lâu dài nhất là với các khách hàng truyền thống. Để đạt được điều đó ngân hàng cần có những bước đi cụ thể như:

• Mở rộng tìm kiếm hoặc tạo cơ hội tiếp cận, nhận đồng tài trợ các dự án có hiệu quả với các ngân hàng bạn để giảm thiểu rủi ro và tăng trưởng tín dụng. Định kỳ nghiêm túc kiểm tra, đánh giá, qua đó phân loại khách hàng theo những tiêu thức mà Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã xây dựng, phân thích tài chính doanh nghiệp để đánh giá khách hàng, từ đó có những chính sách tín dụng phù hợp đối với từng nhóm khách hàng.

• Thường xuyên theo sát diễn biến, nắm bắt tình hình sắp xếp lại tại các doanh nghiệp trên địa bàn như cổ phần hóa, giải thể, sáp nhập...nhằm xem xét định hướng đầu tư nên tập trung vào nhóm doanh nghiệp nào hoạt động hiệu quả.

Việc đi sâu tìm kiếm, phân tích, xử lý các thông tin nhằm phục vụ cho công tác phân tích tín dụng giúp các cán bộ ngân hàng có khả năng nắm bắt được nhiều thông tin chính xác, từ đó tự xây dựng nên một hệ thống bài bản, kỹ lưỡng các thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thông tin về vị thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, thông tin về các chính sách kinh tế, đường lối phát triển kinh tế - xã hội chủ chính phủ…thông qua những nguồn thông tin được xây dựng đó, ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng và phương hướng sản xuất kinh doanh hợp lý. Hành động trên không những làm lợi chi ngân hàng mà chính bản thân khách hàng cũng có được những lợi ích nhất định:

Về phía ngân hàng, khi hoạt động kinh doanh của khách hàng thuận lợi, ngân hàng dễ dàng thu được nợ cả gốc và lãi. Trên cơ sở đó tạo ra được quan hệ chặt chẽ, thân thiện giữa khách hàng và ngân hàng, từ đó củng cố uy tín và từng bước xác lập lòng tin cho khách hàng về chất lượng dịch vụ của ngân hàng, tăng sức cạnh tranh của ngân hàng.

Về phía khách hàng, họ có thể có được các thông tin quý giá từ phía ngân hàng, kịp thời điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả cao hơn, đem lại lợi nhuận nhiều hơn, an toàn hơn, đảm bảo được khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Ngoài ra, việc thành lập các trung tâm cung cấp thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp cũng là hết sức cần thiết và có thể phát triển thành một dịch vụ mới, góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng.

Thêm vào đó, trong công tác tổ chức giao dịch với khách hàng nên thường xuyên tạo điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất cho khách cụ thể như hướng dẫn tận tình, giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến nghiệp vụ, rút ngắn và loại bớt các thủ tục rườm rà cho khách, hỗ trợ khách hàng điền vào hồ sơ vay vốn hoặc mở các dịch vụ tư vấn, lập hồ sơ vay vốn, báo cáo tài chính…

Giải pháp này không quá tốn kém về chi phí nhưng lại đem lại lợi ích lớn là giúp chi nhánh chọn được đúng đối tượng cần đầu tư, tạo được niềm tin và uy tín và ấn tượng tốt trong lòng khách hàng về phong cách phục vụ chu đáo, nhiệt tình. Trong bối cảnh cách ngân hàng thương mại đang cạnh tranh gay gắt như hiện nay, xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng khách hàng cũng là tự tạo ra ưu thế cạnh tranh cho chính ngân hàng mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 71 - 72)