Tăng cường hoạt động giám sát tín dụng và thực hiện tốt việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 68 - 69)

II. Theo thời hạn

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công thương Ba Đình

3.2.3 Tăng cường hoạt động giám sát tín dụng và thực hiện tốt việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng

tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng

Giám sát tín dụng:

Để giảm rủi ro tín dụng cho hoạt động của mình Chi nhánh cần tăng cường công tác giám sát tín dụng. Đây là việc kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay với mục đích sớm phát hiện ra các khoản vay có vấn đề để tìm hướng giải quyết nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Về phương thức giám sát Chi nhánh nên áp dụng một cách tổng hợp nhiều phương thức:

• Phân tích báo cáo tài chính theo định kỳ: Với các khách hàng vay thường xuyên hoặc thời gian cho vay tương đối dài, Chi nhánh sẽ yêu cầu gửi các báo cáo tài chính định kỳ để ngân hàng phân tích kịp thời phát hiện được những thay đổi đáng chú ý trong khả năng trả nợ của khách hàng.

• Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng: thông qua hoạt động của tài khoản tiền gửi và tài khoản vay (doanh số phát sinh Nợ, Có của tài khoản) sẽ phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm, lưu chuyển tiền tệ, sử dụng vốn vay và trả nợ.

• Thực địa và kiểm soát địa bàn hoạt động kinh doanh, nơi cư trú của khách hàng: khi viếng thăm khách hàng trong thời gian vay vốn sẽ cho ngân hàng thấy những thông tin bổ ích như sự duy trì mong muốn trả nợ của khách hàng, thực trạng tổ chức sản xuất kinh doanh, thực trạng dự trữ tồn kho, chất lượng tài sản đảm bảo.

• Giám sát hoạt động thông qua các mối quan hệ với khách hàng: Đối với các khách hàng khác đây là giám sát thông qua tài khoản hoặc cho vay, qua đó cũng thể hiện tình hình hoạt động của khách hàng đi vay như tiến độ mua - bán hàng hóa; khả năng thanh toán; mức độ kỷ luật hợp đồng; tính trung thực của các báo cáo tài chính cũng như dự án kinh doanh.

• Kiểm tra các bảo đảm tiền vay: Đối với tài sản thế chấp Chi nhánh tiến hành kiểm tra việc sử dụng tài sản hợp lí, đúng như cam kết trong hợp đồng. Đối với tài sản cầm cố, ngân hàng cần phân biệt chấp hữu (những tài sản đảm bảo do khách hàng vay sử dụng và khai thác) hay vật hữu (những tài sản đảm bảo do bên thứ ba, hoặc khách hàng cất giữ tại kho...) để có những quy định cụ thể về điều kiện bảo quản, định kỳ đảo kho...để đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Đối với bảo lãnh ngân hàng thì thu nhập những thông tin có liên quan đến người bảo lãnh, đặc biệt là uy tín của họ.

• Giám sát qua các thông tin khác: như ngân hàng phân tích các thông tin từ trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan thuế, toà án...

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng, cần thường xuyên duy trì hoạt động kiểm tra, kiểm soát nghiệp vụ nhằm phát hiện chấn chỉnh, chỉnh sửa kịp thời các sai sót phát sinh, Chi nhánh cần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của mình nhằm ngăn ngừa những sai sót trong quy trình nghiệp vụ tín dụng và thẩm định tài chính khách hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w