Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Công thương Ba Đình

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 45 - 48)

II. Theo thời hạn

2.1.3.4Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Công thương Ba Đình

Bảng 2.4: Tình hình kinh doanh của Vietinbank Ba Đình (2010 - 2013)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 ST 2012/2011 (%) ST 2012/2011 (%) ST 2013/2012 (%) Tổng thu nhập 889,589 2248,4 152,74 2323,8 3,36 2602,66 12 Tổng chi phí 760,353 2067,1 171,86 2025,5 -2,01 2207,8 9 Lợi nhuận trước trích DPRR 129,23 6 181,27 40,26 298,33 64,58 394,861 32,4

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2010- 2013)

Nhận xét

Dựa vào bảng trên vào biểu đồ đã vẽ ta có thể thấy:

Nhìn chung về quy mô của doanh thu , chi phí và lợi nhuận của 4 năm đều tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng của doanh thu lớn, năm 2012 thì chi phí giảm đi nên tốc độ tăng lợi nhuận cũng tương đối nhanh, cụ thể như sau:

- Về tổng thu nhập, năm 2011, tổng thu nhập là 2248,4 tỷ đồng, tăng 1358,8 tỷ đồng (+152,74%) so với năm 2011. Năm 2012 tăng thêm 1358,8 tỷ đồng (+3,36%) so với năm 2011. Năm 2013 tăng gần 279 tỷ đồng với tốc độ tăng 12% so với 2012.

- Về tổng chi phí, năm 2011 tăng 1306,8 tỷ đồng (+171,86%) so với năm 2010, năm 2012 giảm xuống 41,615 tỷ đồng (-2,01%) so với năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2013 lại tăng thêm 9% so với năm 2012

- Về lợi nhuận, năm 2011 tăng 52,034 tỷ đồng (+40,26%) so với năm 2010, năm 2012 tăng thêm 117,064 tỷ đồng (+64,58%) so với năm 2011. Năm 2013 chi phí có tăng lên tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí lại nhỏ hơn so với tốc độ tăng của doanh thu nên lợi nhuận năm 2013 tăng thêm 96,531 tỷ đồng (+32,1%) so với năm 2012.

Nhìn vào biểu đồ ta thấy miền tổng chi phí đang có xu hướng nhỏ lại, đường phân miền có độ dốc xuống chứng tỏ tỷ trọng chi phí trong tổng thu nhập có xu hướng giảm đi. Tỷ trọng chi phí trong tổng thu nhập cao nhất là năm 2011 với 91,94% khiến cho tỷ trọng lợi nhuận chỉ chiếm 8,06% trong tổng thu nhập tuy nhiên đến năm 2013 tỷ trọng chi phí giảm rõ rệt xuống còn 84,83% đồng thời làm cho tỷ trọng lợi nhuận cũng cao hơn. Điều nay chứng tỏ chi nhánh đã cố gắng làm tối thiểu hóa chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận của chi nhánh.

Tóm lại, quy mô của thu nhập tăng lên thì chi phí tăng lên là điều dễ hiểu, lợi nhuận đạt được của chi nhánh ngày càng tăng là dấu hiệu đáng mừng, tuy nhiên cần cố gắng hơn nữa nhằm quản lý hiệu quả chi phí sao cho không ảnh hưởng đến các hoạt động của chi nhánh và vừa tiết kiệm, cắt giảm những chi phí không cần thiết để đạt được lợi nhuận như kỳ vọng của ban lãnh đạo chi nhánh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 45 - 48)