Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 56 - 60)

II. Theo thời hạn

2.2.2.2 Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng

Công tác trích lập dự phòng RRTD của chi nhánh được thực hiện đầy đủ và chính xác theo đúng quy định của quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ban hành ngày 25/04 /2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam và quyết định 165/HĐQT ngày 06/06/2005 quy định về phân loại nợ và trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Theo đó dự phòng rủi ro tín dụng là nguồn tài chính quan trọng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những hạn chế của rủi ro tín dụng đối với hoạt động của ngân hàng

Bảng 2.7: Trích lập và sử dụng dự phòng tại Vietinbank Ba Đình giai đoạn 2010 – 2013

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Kế hoạch trích lập 65,321 136,19 5 108,50 51,761 -61,99 43,126 -16,68 Thực tế trích lập 46,154 19,559 -57,62 1,675 -91,44 49,125 2832,84 Thu hồi dự phòng 19,167 116,636 508,53 50,086 -57,06 0 -100

Năm 2010 kế hoạch trích lập dự phòng cho toàn chi nhánh là 65,321 tỷ đồng trong đó 46,321 tỷ đồng đối với nợ quá hạn ở doanh nghiệp, đối với nợ quá hạn của cá nhân hộ sản xuất và kinh doanh là 16 tỷ đồng. Nhưng do chi nhánh thực hiện tốt công tác thu nợ nên thực tế trích lập là 46,154 tỷ đồng, còn lại thu hồi hơn 19 tỷ đồng.

Năm 2011 đứng trước những khó khăn rất lớn của nền kinh tế phải hứng chịu nên tỷ lệ nợ xấu ở chi nhánh tiếp tục tăng cao vì vậy khoản trích lập dự phòng cũng tăng theo. Kế hoạch trích lập dự phòng năm 2011 là 136,195 tỷ đồng (+108,5% so với năm 2010) nhưng con số thực tế trích lập chỉ chiếm hơn 19 tỷ đồng (-57,62%).

Năm 2012, rút kinh nghiệm năm 2011 trích lập quá nhiều mà sử dụng thì ít, gây lãng phí nguồn vốn của chi nhánh nên năm 2012 kế hoạch trích lập chỉ còn 51,761 tỷ đồng, hơn nhưng thực tế trích lập chỉ gần 2 tỷ, số còn lại thu hồi là hơn 50 tỷ đồng.

Năm 2013, kế hoạch trích lập dự phòng giảm đi còn 43,126 tỷ đồng nhưng thực tế sử dụng lại lớn hơn gần 6 tỷ đồng, do đó không có dự phòng được thu hồi.

Tại chi nhánh, sử dụng dự phòng để xử lý RRTD mỗi quý một lần, những năm gần đây, việc trích lập dự phòng để xử lý RRTD ở mức khá cao. Điều này phản ánh mức độ RRTD ở chi nhánh khá cao. Tuy nhiên cần phải xem xét kỹ tình hình tín dụng tránh trường hợp trích nhiều nhưng sử dụng ít gây lãng phí nguồn vốn.

2.2.2.3 Tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo

Để biết được chi nhánh thực hiện công tác tín dụng với mức độ an toàn như thế nào, ta có thể xem xét dựa trên tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo dưới đây:

Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ theo tài sản đảm bảo

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Tổng dư nợ (Tỷ đồng) 5.660 5.298 5.957 6441

Cho vay không có tài sản đảm

bảo (%) 28,30% 41,10% 47,60% 45,82%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2010-2013)

Nhận xét:

Cho vay không có tài sản đảm bảo giai đoạn 2010 – 2013 tăng nhanh đồng thời cho vay có tài sản đảm bảo giảm đi, cụ thể:

Năm 2010 cho vay không có tài sản đảm bảo là 28,3% tăng lên 41.1% năm 2011 và 47,6% năm 2012. Đến năm 2013 thì tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo giảm nhẹ xuống còn 45,82%.Đồng thời tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo giảm nhanh từ 71,1% năm 2010 xuống còn 58,9% năm 2011 và 52,4% năm 2012. Song đến năm 2013 thì tỷ lệ này lại tăng lên 54,18% . Điều này tiểm ẩn khả năng rủi ro trong lĩnh vực tín dụng, vì thế ngân hàng cần có biện pháp để giảm chỉ tiêu cho vay không có tài sản đảm bảo.

Hình 2.9: Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo của Vietinbank Ba Đình và Vietinbank Hoàn Kiếm

Qua biểu đồ trên ta thấy, trong giai đoạn 2010 – 2011 tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo của Vietinbank Ba Đình cao hơn nhiều so với tỷ lệ này của Vietinbank Hoàn Kiếm, tuy nhiên ở giai đoạn sau thì tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo của Vietinbank Ba Đình lại giảm đi trong khi Vietinbank Hoàn Kiếm lại có tỷ lệ cho bay có tài sản đảm bảo tăng nhanh và cao hơn nhiều so với chi nhánh Ba Đình. Năm 2013 đường biểu thị tỷ lệ này lại có xu hướng đổi chiều, đây là một điều tích cực đối với Vietinbank Ba Đình, do đó chi nhánh cần phải có biện pháp để giữ được xu hướng này.

Việc xem xét đến tài sản đảm bảo của khoản vay là hết sức quan trọng, nếu như chi nhánh ký hợp đồng với khách hàng khoản vay mà khả năng hoàn trả là dễ dàng thì tài sản đảm bảo lúc này cũng không phải là yếu tố quan trọng hàng đầu, tuy nhiên nếu xem xét thấy khoản vay có tính an toàn không cao thì chi nhánh nên xem xét ký yếu tố tài sản đảm bảo nhằm tạo tính an toàn cho khoản vay.

Tuy các chỉ tiêu đánh giá năng lực của khách hàng để xem xét lòng tin vào khách hàng về một gói tín dụng là một điều quan trọng tuy nhiên trong thời buổi kinh tế khủng hoảng như hiện nay chi nhánh cần phải nâng cao chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo chắc chắn về việc hoàn trả khoản vay của khách hàng bằng việc cho vay có tài sản đảm bảo để ngăn ngừa một cách tối thiểu nhất rủi ro trong hoạt động tín dụng.

2.2.2.3/ Lợi nhuận thu hồi được từ hoạt động tín dụng

Bảng 2.9: Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng (2010 – 2013)

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

2013

Tổng dư nợ (1) 5.660 5.298 5.957 6441

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng (2) 483,736 739,879 770,638 796,33 Tỷ lệ LN từ hoạt động tín dụng (2)/(1) 8,55% 13,97% 12,94% 12,36%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2010-2013)

Nhận xét:

Nhìn chung quy mô cho vay nền kinh tế ngày càng tăng lên đồng thời lợi nhuận thu được từ hoạt động này cũng tăng lên tuy nhiên tốc độ chậm hơn so với quy mô dẫn đến tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tăng cao hơn song lại có xu hướng giảm vào năm 2012. Điều này cần phải được lưu ý hơn nữa bởi chất lượng tín dụng có tốt thì mới thu được nhiều lợi nhuận hơn nữa và đẩy cao tỷ lệ lợi nhuận tín dụng. Với mức 13,97% năm 2012 và 12,94 % năm 2012 thì con số này cũng đánh giá phần nào sự cố gắng của ban giám đốc cùng nhân viên trong chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng tín dụng để có được kết quả như vậy.

Năm 2013 tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng giảm nhẹ xuống còn 12,36%, điều này cũng dễ hiểu bởi trong hoàn cảnh nền kinh tế khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp cũng khó có thể kiếm được lợi nhuận một cách dễ dàng nên việc trả các món nợ cho ngân hàng cũng gặp khó khăn, hơn nữa nhà nước khuyến khích sản xuất, hoạt động kinh doanh nên giảm lãi suất cho vay, đặc biệt đối với một số ngành, lãi suất cho vay là rất thấp. Vì thế lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay của chi nhánh cũng vì thế mà giảm đi.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w