Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 74 - 76)

II. Theo thời hạn

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công thương Ba Đình

3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

• Ngân hàng Công thương Việt Nam cần tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với từng chi nhánh trực thuộc. Đồng thời, phải hoàn thiện đổi mới bộ máy kiểm tra, kiểm toán thành một hệ thống từ trụ sở chính đến các cơ sở, đổi mới bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ cả về nghiệp vụ và đội ngũ cán bộ nhằm chuyển biến về chất trong hoạt động. Việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện và chính xác để kịp thời phát hiện và sử lý những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trước, trong và sau khi cho vay. Bên cạnh đó cũng cần sự chỉ đạo, hướng dẫn các chi nhánh để có sự phối hợp nhịp nhành giữa các chi nhánh trên cùng địa bàn, nhằm tránh sự cạnh tranh nội bộ không lành mạnh làm ảnh đến xu thế phát triển chung của ngân hàng Công thương Việt Nam.

• Ngân hàn Công thương Việt Nam cần xây dựng kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như các kiến thức về quản trị, về nghiệp vụ ngân hàng hiện đại ở cả trong và nước ngoài... nhằm bắt kịp với sự phát triển như vũ bão trong hoạt động tài chính ngân hàng.

• Bám sát theo định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước để từ đó có kế hoạch, chiến lược riêng cho ngành mình.

• Xây dựng một hệ thống quản lý nguồn nhân lực có hiệu quả hơn. Quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm đối với cán bộ trong việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng để mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng. Có chính sách ưu đãi đối với cán bộ làm công tác tín

dụng, có chế độ thưởng phạt rõ ràng để khuyến khích và nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng.

KẾT LUẬN

Nâng cao chất lượng tín dụng là một quá trình lâu dài, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi hệ thống cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật, hệ thống tài chính tín dụng phải được hoàn thiện, thống nhất và đồng bộ. Được các cấp, các ngành quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, phải đồng thời với sự phấn đấu tích cực của bản thân nội tại Ngân hàng bằng những biện pháp cụ thể, thiết thực thì chất lượng tín dụng của Ngân hàng Công thương Chi nhánh Ba Đình sẽ ngày càng được nâng cao, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Trong phạm vi nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng của Ngân hàng Công thương Chi nhánh Ba Đình, nội dung bài viết tập trung hoàn thành một số nội dung chủ yếu sau:

1. Hệ thống những vấn đề lý luận chung, cơ bản về tín dụng, chất lượng tín dụng, ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế tới sự phát triển kinh tế xã hội cũng như đối với bản thân ngân hàng thương mại. Từ đó khẳng định tính tất yếu khách quan của việc nâng cao chất lượng tín dụng.

2. Phân tích thực trạng đầu tư tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng Công thương Chi nhánh Ba Đình. Từ đó rút ra những vấn đề tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng Công thương chi nhánh Ba Đình.

3. Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng Công thương Ba Đình cũng như sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành có liên quan trong quá trình thực hiện.

Tuy nhiên, do sự hạn chế về thời gian, tư liệu, phạm vi kiến thức nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, vướng mắc, hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý phê bình của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp cùng các độc giả quan tâm tới lĩnh vực này.

Với lòng biết ơn sâu sắc, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn TH.s Nguyễn Phương Anh cùng các thầy cô trong khoa Quản lý kinh doanh, và toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên Ngân hàng Công thương Việt nam - Chi nhánh Ba Đình đã giúp em hoàn thành tốt bài viết này!

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w