Phân tích chất lượng tín dụng thông qua các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 51 - 56)

II. Theo thời hạn

2.2.2 Phân tích chất lượng tín dụng thông qua các chỉ tiêu định lượng

2.2.2.1 Nợ quá hạn, nợ xấu

Bảng 2.5: Diễn biến nợ quá hạn, nợ xấu ( 2010- 2013)

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 ST 2011/2010(%) ST 2012/2011(%) ST 2013/2012(%) Nợ nhóm 2 784,95 0 -100 0 - 0 0 Nợ nhóm 3 580,31 0,9 -99,8 0,545 -39,44 0,825 51,38 Nợ nhóm 4 21,376 0 -100 0,7 - 37,684 5283,4 Nợ nhóm 5 0 176,54 - 59,385 -66,36 43,615 -26,56

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2010-2013)

Nhận xét: Do chịu ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế và việc cơ cấu lại hoạt động

nghiệp thuộc tập đoàn Vinashin gặp nhiều khó khăn, đả ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng của chi nhánh. Toàn bộ dư nợ của các thành viên thuộc tập đoàn Vinashin đều bị chuyển sang nợ nhóm 2 với số tiền là 748,95 tỷ đồng năm 2010 là số tiền nợ của Công ty Vận tải Biển Đông thuộc tập đoàn Vinashin. Tuy nhiên giai đoạn sau từ 2011 tới 2013 thì nợ nhóm 2 đã được giải quyết xong.

Tình hình nợ xấu qua các năm như sau:

• Nợ nhóm 3 năm 2010 là 580,31 tỷ đồng của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng thuộc tập đoàn Vinashin. Năm 2012 giảm 0,365 tỷ đồng so với năm 2011 do Công ty Thành Đạt trả nợ trong năm. Năm 2013 nợ nhóm 3 lại tăng lên 0,825 tỷ đồng, tăng 52, 38% so với năm 2012

• Nợ nhóm 4 năm 2010 là 21,317 tỷ đồng, trong đó: 6,809 tỷ đồng của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy và Công ty TNHH VTTD Vinashin. Còn lại của công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng. Năm 2011 nợ nhóm 4 đã hết nhưng lại tăng lên 0,7 tỷ đồng năm 2012 do hai khách hàng cá nhân là Trần Văn Tường với số tiền là 0,373 tỷ đồng và bà Trần Thị Mai 0,327 tỷ đồng. Và điều đáng chú ý là năm 2013 nợ nhóm 4 tăng nhanh với tốc độ 5283,4% làm cho nợ nhóm 4 lên đến 37,684 tỷ đồng tăng gần 37 tỷ so với năm 2012.

• Nợ nhóm 5 đến 2010 đã hết, năm 2011 tăng lên 176,54 tỷ đồng, nhưng đến năm 2012 giảm xuống 59,385 tỷ đồng do chi nhánh xử lý rủi ro của các khách hàng sau:

- Công ty vận tải Biển Đông là 115.977 triệu đồng

- Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Bạch Đằng là 1.179 triệu đồng

Dư nợ nhóm 5 của năm 2012 là phần còn hại của của hai công ty con trên của tập đoàn Vinashin với số tiền như sau:

- Công ty vận tải Biển Đông là 55.985 triệu đồng

- Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Bạch Đằng là 3.400 triệu đồng

Năm 2013 nợ nhóm 5 giảm 15,77 tỷ đồng (-26,56%) xuống còn 43,615 tỷ đồng. Nhìn chung chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh có sự sụt giảm rõ rệt, đây là một điều đáng mừng chứng tỏ công tác tín dụng của chi nhánh là tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn lại nợ nhóm 5 của các công ty con của tập đoàn Vinashin khiến cho dư âm nợ xấu vẫn còn tồn đọng, đây được xem như một bài học không chỉ dành riêng cho chi nhánh mà cả toàn hệ thống ngân hàng khi xem xét cho vay với một khách hàng lớn, số vốn lớn, khả năng sinh lời kỳ vọng cao nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủ ro mà Tập đoàn Vinashin là một bài học đắt giá. Vì thế cần phải tiến hành nghiêm ngặt hơn

nữa các khâu trong nghiệp vụ tín dụng nhằm đảm bảo cho khoản vay được chi trả một cách đầy đủ và kịp thời vả vốn và lãi.

Bảng2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn (nợ xấu)/Tổng dư nợ (2010 - 2013)

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 ST 2011/2010 (%) ST 2012/2011 (%) ST 2013/2012 (%) Tổng dư nợ 5.660 5.298 -6,4 5.95 7 12,44 6.441 8,12 Nợ quá hạn 1386,6 177,44 -87,2 60,63 -65,83 82,124 35,45 Nợ xấu 601,69 177,44 -70,51 60,63 -65,83 82,124 35,45 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 24,50 % 3,35% 1,02% 1,28% Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 10,63 % 3,35% 1,02% 1,28%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2010-2013)

Nhận xét:

Nhìn vào bảng trên ta thấy quy mô dư nợ cho vay giai đoạn 2010 – 2012 ngày càng tăng lên, chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng mở rộng được nguồn vốn huy động.

Năm 2010 nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh là tương đối lớn, với con số nợ quá hạn là 1386,635 tỷ đồng và nợ xấu là 601,686 tỷ đồng, đây là con số tương đối lớn, đến năm 2011 nợ quá hạn và nợ xấu đều là 177,441 tỷ đồng và giảm xuống còn 60,63 tỷ đồng năm 2012. Nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng giảm mạnh, tuy nhiên với những con số như trên thì còn khá cao, đặc biệt là năm 2013 nợ quá hạn và nợ xấu lại tăng nhanh lên hơn 80 tỷ đồng và tốc độ tăng thì cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của dư nợ cho vay. Chi nhánh cần tìm biện pháp để giảm thiếu những con số “đen” đó. Để hiểu rõ hơn những con số nợ quá hạn và nợ xấu trên, chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn chúng thuộc những nhóm nợ nào và của đơn vị nào còn chưa thanh toán với chi nhánh. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ năm 2010 là 24,5% giảm xuống còn 3,35% năm 2011 và 1,02% năm 2012. Tuy nhiên đến năm 2013 thì tỷ lệ nợ quá hạn lại tăng lên 1,28%, tuy con số này còn thấp so với tỷ lệ chung của toàn hệ thống ngân hàng

song nếu cứ tiếp tục xu hướng này thì sợ rằng sẽ ảnh hưởng tới nhiều mặt của chi nhánh.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ năm 2010 là 10,63% giảm xuống còn 3,35% năm 2011 và 1,02% năm 2012. Cũng giống như nợ quá hạn, vì nợ nhóm 2 không còn nên tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn bằng nhau. Chi nhánh cần hết sức lưu ý tới tỷ lệ nợ xấu và nhanh có biện pháp thu nợ đối với những món nợ đã đến hạn thanh toán, và xem xét lại đối với những hợp đồng sắp diễn ra, nhằm đảm bảo được công tác thu nợ diễn ra thuận lợi, tránh trường hợp gây tổn thất lớn cho toàn chi nhánh. Bên cạnh đó cần có những cuộc giám sát tới những hợp đồng đã ký, để xem tiến độ thực hiện có giống với những điều khoản đã ký trong hợp đồng không, để nhanh chóng có biện pháp xử lý kịp thời đối với những khoản vay đó.

So sánh với trung bình ngành ngân hàng

Kể từ cuối năm 2008, nền kinh tế chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đó là vấn đề lạm phát cao và hiện nay là suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước, do đó môi trường kinh doanh và hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn làm cho chất lượng tín dụng suy giảm, sau đây chúng ta cùng so sánh tỷ lệ nợ xấu của trung bình ngành ngân hàng và Ngân hàng Công thương Ba Đình giai đoạn 2010 – 2012 để thấy được so với hệ thống ngân hàng thương mại thì chất lượng tín dụng của Vietinbank Ba Đình đang ở mức nào.

Hình 2.7: Tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank Ba Đình và trung bình ngành ngân hàng (2010 – 2013)

Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank Ba Đình thay đổi từng bước rõ rệt, trong những năm đầu tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh ở mức cao, thậm chí là cao hơn rất nhiều so với trung bình ngành, tiêu biểu là năm 2010 tỷ lệ nợ xấu của trung bình ngành là 2,47% trong khi tỷ lệ này của Vietinbank Ba Đình lên đến gần 11% một con số đáng báo động, tuy nhiên chỉ sau ba năm tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh đã dần được kiềm chế và đến năm 2013 thì chỉ còn 1,28%, trong khi tỷ lệ nợ xấu của trung bình ngành ngân hàng thì gần như là gấp đôi con số đó.

Để có được thành quả đó Chi nhánh Vietinbank Ba Đình đã hạn chế cho vay đối với những lĩnh vực rủi ro như: cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng... tập trung cho vay các lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích như: sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ đủ năng lực tài chính cần vốn lưu động, ngành công nghiệp hỗ trợ, khách hàng cá nhân, tích cực tăng trưởng dư nợ theo các chương trình tín dụng mục tiêu của ngân hàng công thương, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp và đem lại hiệu quả cao cho hoạt động tín dụng.

Đây là một thắng lợi to lớn của chi nhánh, điều đó thể hiện chất lượng tín dụng của chi nhánh ngày càng tốt hơn. Trong khi chỉ tiêu này của trung bình ngành ngân hàng lại có xu hướng cao tăng lên với những con số lớn hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu “chuẩn” của ngành ngân hàng là dưới 2%. Đây là một thực tế không được khởi sắc cho nền kinh tế Việt Nam đặc biệt nó có tác động tiêu cực ảnh hưởng tới hệ thống ngân hàng thương mại, nếu như không có biện pháp kiềm chế tỷ lệ nợ xấu, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với những rủi ro tín dụng mà nghiêm trọng hơn là sự tồn vong của chính các ngân hàng thương mại.

Để biết rõ hơn, ta cùng tìm hiểu tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng sau:

(Nguồn:http://www.tapchitaichinh.vn)

Mặc dù có xu hướng tăng nhẹ so với năm 2012 song tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của chi nhánh vẫn còn nằm dưới ngưỡng cho phép của Ngân hàng Nhà nước đề ra là dưới 2 %, và so với các chi nhánh cũng như toàn hệ thống ngân hàng thì tỷ lệ này vẫn là thấp. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho chi nhánh bởi hai tỷ lệ này đều có xu hướng giảm với tốc độ tương đối nhanh, điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng của chi nhánh ngày càng được cải thiện, tuy nhiên chừng nào những con số đó vẫn còn xuất hiện trên báo cáo tài chính thì vấn đề nợ xấu vẫn chưa được đẩy lùi, cần có biện pháp để hạn chế tối thiểu nhất tình trạng nợ xấu ở chi nhánh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w