Biện pháp 3: Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường Mầm Non huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa (Trang 66 - 69)

quá trình bồi dưỡng và cách thức kiểm soát một cách chặt chẽ, khoa học kết quả bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên cũng như chất lượng, hiệu quả của mỗi đợt bồi dưỡng chuyên môn.

3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồidưỡng chuyên môn dưỡng chuyên môn

* Mục đích

- Đổi mới nội dung, hình thức bồi dưỡng chuyên môn nhằm lựa chọn và xây dựng nội dung, hình thức bồi dưỡng chuyên môn thiết thực, đáp ứng nhu cầu người học và sự đổi mới của GDMN. Khắc phục tình trạng nội dung bồi dưỡng dàn trải, thiếu trọng tâm, mang tính hình thức và chưa đáp ứng nhu cầu của GV mong đợi.

- Đổi mới nội dung và hình thức bồi dưỡng chuyên môn là một trong những giải pháp lớn, quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường mầm non.

* Nội dung

- Xác định nội dung bồi dưỡng cụ thể, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của GVMN

- Đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN - Tăng cường tự bồi dưỡng của đội ngũ GVMN

* Cách thực hiện:

- Xác định nội dung bồi dưỡng cụ thể, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của GVMN:

nội dung, phương pháp bồi dưỡng cho phù hợp với từng đối tượng. Đảm bảo tính liên tục, hệ thống và trách nhiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ GV thông qua các nội dung được bồi dưỡng.

+ Trưng cầu ý kiến GV về nội dung, hình thức bồi dưỡng chuyên môn để xác định được nhu cầu và mong muốn của GV về nội dung và hình thức bồi dưỡng.

+ Cập nhật những nội dung bồi dưỡng chuyên môn của ngành. Các nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GV phải phù hợp với nhu cầu, mong muốn của GV, gắn với tình hình thực tiễn của GDMN trên địa bàn và phù hợp với trường.

+ Cập nhật và nâng cao các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN, đặc biệt là đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp theo chủ đề, tuyên truyền các kiến thức, phương pháp nuôi dạy con theo khoa học, phát hiện sớm và giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật,...

+ Nội dung bồi dưỡng cho GV có kỹ năng tổ chức chăm sóc - giáo dục trẻ theo hướng tích cực, cách sử dụng phương tiện dạy học có hiệu quả, hướng dẫn cách làm đồ dùng, đồ chơi,...

+ Nội dung bồi dưỡng đáp ứng với yêu cầu đổi mới GDMN, giúp GV hiểu rõ hơn về những vấn đề đổi mới trong giáo dục trẻ mầm non.

- Đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN

+ Trong các kỳ bồi dưỡng chuyên môn, mời các chuyên gia, các cán bộ chuyên môn có nhiều kinh nghiệm tham gia bồi dưỡng trực tiếp một số nội dung chuyên môn, nghiệp vụ về đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non.

+ Nhà trường tổ chức bồi dưỡng, hội thảo theo các chuyên đề trọng tâm trong năm học, áp dụng hình thức tổ chức kiến tập, kết hợp bồi dưỡng lý thuyết, tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề, tạo điều kiện cho GV vận dụng kiến

thức vào thực tiễn một cách linh hoạt và hiệu quả.

+ Tăng cường tổ chức cho GV tham quan học tập, tạo cơ hội cho đội ngũ giáo viên có điều kiện học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ với các đơn vị, địa phương khác.

+ Việc trao đổi, học tập, chia sẻ kinh nghiệm là một trong những hình thức bồi dưỡng quan trọng và rất cần thiết đối với mỗi GVMN. Đây chính là cơ hội giúp cho đội ngũ GVMN vươn tầm nhìn ra khỏi địa bàn của mình để nhìn lại chính mình, để thấy rõ mình hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong trường mầm non.

+ Để công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV thực sự có hiệu quả, chất lượng, bên cạnh việc chủ động bồi dưỡng tại trường, việc liên kết với các trường mầm non ở các trường khác trong quận, quận bạn và ở nước ngoài (các mô hình trường mầm non tiêu biểu) là một hoạt động rất cần thiết, mang tính đột phá.

+ Tổ chức hội thi, hội giảng. Hình thức bồi dưỡng này thu hút được nhiều giáo viên tham gia. Tham gia hoạt động này, GV càng thấy rõ tầm quan trọng của chuyên môn, đồng thời bổ sung kiến thức, kỹ năng cho GV.

+ Giáo viên tự nghiên cứu bồi dưỡng chuyên môn có hướng dẫn của tổ chuyên môn và Ban giám hiệu, CBQL phải thông tin kịp thời cho GV những nội dung cần bồi dưỡng theo chu kỳ để giáo viên được biết và chủ động đăng ký lựa chọn các chuyên đề cho phù hợp.

- Tăng cường tự bồi dưỡng của đội ngũ GVMN

+ Tự nghiên cứu bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với công tác bồi dưỡng chuyên môn. Cần tạo các phong trào tự bồi dưỡng, bồi dưỡng liên tục theo nhu cầu cần thiết của từng giáo viên, khuyến khích tinh thần tự giác, nhiệt tình, ý thức học tập bồi dưỡng chuyên môn của GV.

+ Tự bồi dưỡng chuyên môn là một yêu cầu vừa mang tính tự nguyện, vừa mang tính bắt buộc. Hoạt động này thể hiện phẩm chất cần có đối với mỗi CBQL và giáo viên trong quá trình đào tạo và tự đào tạo, nhất là trong xu thế của tiến trình hội nhập hiện nay của Việt Nam, đòi hỏi mỗi người khi sống trong “Xã hội học tập” thì phải có ý thức “Tự học, tự sáng tạo, học liên tục, học suốt đời”, tự cập nhật bồi dưỡng trình độ, nâng cao năng lực, nghiệp vụ, chuyên môn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường Mầm Non huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w