Hình thức bồidưỡng chuyên môn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường Mầm Non huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa (Trang 37 - 38)

Nghị quyết Trung ương hai khoá VIII xác định: Giáo dục- đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Phát triển giáo dục là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, trong đó đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Trong những năm qua, Nhà nước quan tâm xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhà giáo bằng nhiều hình thức bồi dưỡng khác nhau, trong đó bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL và GV là một khâu không thể thiếu của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Bảng 2.7. Mức độ phù hợp của các hình thức bồi dưỡng GV

TT Hình thức bồi dưỡng Được bồi dưỡng Mức độ phù hợp CBQL GV CBQ L GV

1 Bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch của Phòng GD 20 18.5 30 23.7 2 Bồi dưỡng theo chuyên đề tập trung ở cụm

trường theo kế hoạch của Phòng 90 89 80 83 3 Trường tự tổ chức các hoạt động bồi dưỡng

thường xuyên 70 94 90 90

4 GV tự bồi dưỡng theo chương trình quy định

(thông qua giáo trình, tài liệu được cung cấp) 95 97 95 97

5 Bồi dưỡng nâng chuẩn 50 72.1 60 95

Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy:

* Hình thức bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập huấn của Phòng GD- ĐT có 20% CBQL và 18.5% GV đánh giá là được bồi dưỡng chuyên

môn bằng hình thức này. Do đó, mức độ phù hợp của hình thức này cũng chỉ đạt ở mức ít phù hợp (30; 23.7%).

* Trong khi đó, hình thức bồi dưỡng theo chuyên đề tập trung ở cụm trường theo kế hoạch của Phòng GD- ĐT lại được CBQL và GV đánh giá là được bồi dưỡng chuyên môn bằng hình thức này khá cao. Cụ thể: 90% đối với CBQL và 89% đối với GV. Tuy nhiên, hình thức bồi dưỡng chuyên môn này chỉ được đánh giá ở mức độ tương đối phù hợp (80; 83%).

* Có sự chênh lệch trong kết quả đánh giá của CBQL và GV với hình thức bồi dưỡng thường xuyên do trường tự tổ chức các hoạt động. Có 70% CBQL đánh giá là được tham gia bồi dưỡng chuyên môn bằng hình thức này. Đây là con số khá thấp so với GV, có 94% GV đánh giá là được tham gia bồi dưỡng thường xuyên do trường tổ chức. Mặc dù có sự chênh lệch trong cách đánh giá, nhưng khi khảo sát bằng phiếu, cả CBQL và GV đều cho rằng đây là hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN tương đối phù hợp (90% cho cả CBQL Và GV).

* Hình thức GV tự bồi dưỡng theo chương trình quy định qua giáo trình, tài liệu được cung cấp: Đây là hình thức bồi dưỡng chuyên môn được cả CBQL và GV đánh giá cao nhất trong các hình thức bồi dưỡng. 95% CBQL và 97% GV đánh giá là được tham gia bồi dưỡng chuyên môn bằng hình thức này. Thực tế cho thấy, hình thức GV tự bồi dưỡng còn chưa thực hiện triệt để, mang tính tự phát, CBQL chưa thực hiện đồng bộ việc đánh giá, kiểm tra để hình thức này thật sự mang lại hiệu quả.

* CBQL và GV đánh giá hình thức bồi dưỡng nâng chuẩn ở mức độ bình thường và tương đối phù hợp. Có 50% CBQL và 72.1% GV được tham gia bồi dưỡng nâng chuẩn. Điều này là một thuận lợi cho công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nói riêng và QLGD nói chung.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường Mầm Non huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa (Trang 37 - 38)