giáo viên mầm non
a. Các nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
- Cập nhật kiến thức hiện đại trong chương trình CS- GD trẻ MN
- Lựa chọn và vận dụng các phương pháp tổ chức hoạt động kích thích nhu cầu khám phá, sáng tạo của trẻ MN.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác CS- GD trẻ MN - Kỹ năng thiết kế kế hoạch năm, tháng, tuần theo hướng đổi mới - Kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi MN
- Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, xử lý tai nạn trong trường, lớp MN.
- Kỹ năng quản lý lớp học đảm bảo an toàn cho trẻ MN
- Kỹ năng thực hành các chuyên đề về CS- GD trẻ. - Đổi mới phương pháp đánh giá trẻ theo độ tuổi. - Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường MN. - GD hoà nhập trẻ khuyết tật
b.Mức độ thực hiện các nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
Bảng 2.6. Đánh giá mức độ thực hiện và mức độ phù hợp của các nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN
TT Nội dung bồi dưỡng chuyên môn
Mức độ thực hiện Mức độ phù hợp CBQL GV CBQL GV % % % % 1 Cập nhật kiến thức hiện đại trong chương trìnhCS- GD trẻ MN 90 75 85 87 2
Lựa chọn và vận dụng các phương pháp tổ chức hoạt động kích thích nhu cầu khám phá, sáng tạo của trẻ MN
87 75 89 76
3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tácCS- GD trẻ MN 40 40 60 60 4 Kỹ năng thiết kế kế hoạch năm, tháng, tuần,ngày theo hướng đổi mới 60 60 75 75 5 Kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi MN 60 60 60 55 6 Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chămsóc sức khoẻ, xử lý tai nạn trong trường, lớp MN 80 60 40 55 7 Kỹ năng quản lý lớp học đảm bảo an toàn chotrẻ MN 50 60 50 60 8 Kỹ năng thực hành các chuyên đề về CS- GD trẻ 60 60 60 70 9 Đổi mới phương pháp đánh giá trẻ theo độ tuổi. 60 74 75 80 10 Tổ chức môi trường học tập theo chủ đề chotrẻ MN 80 60 80 60 11 Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường MN 80 60 75 60 12 GD hoà nhập trẻ khuyết tật 40 40 40 50 13 Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ 60 60 40 60 Bảng 2.6 cho thấy có sự khác biệt trong việc đánh giá mức độ thực hiện và mức độ phù hợp về nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN giữa
CBQL và GV. Cụ thể như sau:
Đối với CBQL: Các CBQL cho rằng có một số nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN được thực hiện rất thường xuyên như: “Cập nhật kiến thức hiện đại trong chương trình CS - GD trẻ MN” (90%); “Lựa chọn và vận dụng các phương pháp tổ chức hoạt động kích thích nhu cầu khám phá, sáng tạo của trẻ MN (87%); Các nội dung còn lại thực hiện ở mức độ thường xuyên; Riêng nội dung “GD hoà nhập trẻ khuyết tật”;” Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác CS- GD trẻ MN” (40%) được thực hiện ít thường xuyên.
Về mức độ phù hợp, các CBQL cho rằng một số nội dung rất phù hợp như: “Thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ MN theo chương trình GDMN mới” (90%); “Lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học kích thích nhu cầu khám phá, sáng tạo của trẻ MN (89%); “Cập nhật kiến thức hiện đại trong chương trình CS- GD trẻ MN” (85%). Các nội dung còn lại được đánh giá ở mức độ tương đối phù hợp như “Kỹ năng thiết kế kế hoạch năm, tháng, tuần, ngày theo hướng đổi mới” (75%); “Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ” (75%).
* Đối với GV: Các GV đánh giá mức độ thực hiện các nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN thấp hơn CBQL. Theo GV, chỉ có nội dung “Thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ MN theo chương trình GDMN mới”(81%) đạt mức độ thực hiện rất thường xuyên. Các nội dung còn lại được thực hiện ở mức độ tương đối thường xuyên. Riêng nội dung bồi dưỡng “Kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi MN” (40%), “Bồi dưỡng các môn năng khiếu” (40%) thực hiện ở mức độ ít thường xuyên. Đánh giá về mức độ phù hợp, các GV cho rằng “Thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ MN theo chương trình GDMN mới” (91%) là phù hợp; Những nội dung còn lại được đánh giá tương đối phù hợp.