mầm non huyện Thạch Thành
Đội ngũ giáo viên chính là nhân tố quyết định cho sự nghiệp nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ. Chính vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao năng lực trình độ, nghiệp vụ cho đội ngũ GVMN là một nhiệm vụ quan trọng, phải có sự chỉ đạo và được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Ngày 09 tháng 02 năm 2010, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định Số 239/QĐ- TTg về việc phê duyệt đề án phổ cập mầm non cho trẻ 5
tuổi giai đoạn 2010- 2015. Trong đề án đã nêu rõ mục tiêu chung là nhằm “Bảo đảm hầu hết trẻ em 5 tuổi đều được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, làm quen với chữ viết, chữ số và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp Một” [14]. Để có thể đạt được mục tiêu trên, đề án đã đề ra các giải pháp chủ yếu. “Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu phổ cập và thực tiễn đổi mới giáo dục mầm non; Tăng cường đào tạo nâng chuẩn và thực hiện hiệu quả chế độ tu nghiệp cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; Chú trọng công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên tại các cơ sở mầm non” là một trong những giải pháp mà đề án đề ra.
Trên tình hình thực tế hiện nay, vẫn còn một bộ phận giáo viên năng lực, nghiệp vụ chuyên môn hạn chế, chưa đáp ứng được với yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay. Một số giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn đã quá tuổi đào tạo, không còn khả năng học tập bồi dưỡng, chưa bố trí được công việc phù hợp vẫn đang đứng lớp, số giáo viên này cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non.
Tóm lại, muốn có chất lượng GDMN tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục, phải có đủ GV với phẩm chất tốt và năng lực sáng tạo.Giáo viên là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục nói chung, trong đó có GDMN. Vì vậy, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GVMN trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ hết sức cần thiết.