Phương pháp bồidưỡng chuyên môn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường Mầm Non huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa (Trang 38 - 40)

Trong quá trình bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN, các trường MN đã sử dụng nhiều phương pháp bồi dưỡng khác nhau. Phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN là một trong những khâu quan trọng tác động đến hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn.

Bảng 2.8. Mức độ thực hiện và hiệu quả của các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN

TT Các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn

Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện CBQL GV CBQ L GV % % % %

1 Thuyết trình của báo cáo viên 75 85 80 85 2 Thuyết trình kết hợp minh họa bằng hình ảnh 88 84 85 87 3 Thuyết trình kết hợp luyện tập, thực hành 90 88 91 95 4 Nêu vấn đề, thảo luận theo nhóm 74 80 76 84 5 Nêu tình huống, tổ chức giải quyết theo nhóm 85 79 87 89 6 Nêu vấn đề, cá nhân nghiên cứu tài liệu, trình

bày báo cáo 60 70 70 67

7 Tọa đàm, trao đổi 86 76 77 75

8 Phối hợp các phương pháp 80 74 75 70

Từ bảng 2.8 cho thấy: Phương pháp thuyết trình kết hợp luyện tập, thực hành được thực hiện rất thường xuyên (90; 88%) và đạt hiệu quả rất cao (91; 95%). Với phương pháp nêu tình huống, tổ chức giải quyết theo nhóm, CBQL và GV đều đánh giá thực hiện ở mức độ tương đối (85; 79%), nhưng lại đạt hiệu quả khá cao (87; 89%). Với các phương pháp thuyết trình của báo cáo viên; thuyết trình kết hợp minh họa; tọa đàm, trao đổi; phối hợp các phương pháp đều được CBQL và GV đánh giá thực hiện ở mức độ thường xuyên và đạt hiệu quả. Riêng phương pháp nêu vấn đề, cá nhân nghiên cứu tài liệu, trình bày báo cáo ít khi được thực hiện (60; 67%)

nên ít hiệu quả (70; 67%).

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường Mầm Non huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa (Trang 38 - 40)