Với mục đích kiểm nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của CBQL và GV ở các trường MN đạt trên địa bàn Huyện.
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp nâng cao nhận thức của CBQL và GVvề công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho
GVMN
Nội dung Khách
thể
Mức độ cần thiết Mức độ khả thi
RCT CT KCT RKT KT KKT
Tăng cường vai trò, trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cho CBQL
CBQL 72.5 27.5 0 70 28 2 GV 58 42 0 51.7 42.5 5.8 Tuyên truyền,vận động, khuyến
khích hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
CBQL 70 30 0 62 35 3
GV 58 40 2 63 29 8
Nhìn vào bảng 3.1 cho thấy các nội dung trong biện pháp nâng cao nhận thức của CBQL và GV về công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN được CBQL và GV đánh giá khá cao về mức độ cần thiết và tính khả thi. Cụ thể như sau:
- Về mức độ cần thiết:
100% CBQL và GV cho rằng nội dung tăng cường vai trò, trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cho CBQL là cần thiết. Trong khi đó, nội dung tuyên truyền, vận động, khuyến khích hoạt động bồi dưỡng chuyên môn được 100% CBQL đánh giá đây là nội dung cần thiết trong biện pháp nâng cao nhận thức của CBQL và GV về công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN, 98% GV cho là cần thiết, chỉ có 2% GV cho đây là nội dung không cần thiết trong biện pháp này.
- Về mức độ khả thi:
CBQL cho rằng tăng cường vai trò, trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cho CBQL là biện pháp khả thi nhất (70%). Nội dung tuyên truyền, vận
động, khuyến khích hoạt động bồi dưỡng chuyên môn được CBQL(62%) và GV (63%) đánh giá ở mức độ khá khả thi, có thể thực hiện được.
Bảng 3.2. Mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp đổi mới xây dựng kế hoạch bồi dưỡngchuyên môn
Nội dung Khách
thể
Mức độ cần thiết Mức độ khả thi
RCT CT KCT RKT KT KKT
Đảm bảo kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn thiết thực, hiệu quả
CBQL 69 31 0 61 36 3
GV 58 37 5 45 51 4
Đảm bảo các điều kiện, quy trình xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn
CBQL 66 34 0 56 35 9
GV 56 40 4 49 43 8
Kết quả trưng cầu ý kiến về mức độ cần thiết và tính khả thi của biện pháp đổi mới xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, cho thấy:
- Về mức độ cần thiết:
CBQL và GV đánh giá cao nội dung đảm bảo kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn thiết thực, hiệu quả (69%; 58%). Nội dung đảm bảo các điều kiện, quy trình xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cũng được CBQL và GV đánh giá cao nhưng thấp hơn nội dung trên (66%; 56%).
- Về mức độ khả thi:
Mặc dù CBQL và GV đánh giá khá cao 2 nội dung có trong biện pháp đổi mới xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nhưng xét về tính khả thi, cả 2 nhóm khách thể trên đều chỉ đánh giá ở mức độ tương đối khả thi. Cụ thể: (3; 4% cho là không cần thiết) trong việc đảm bảo kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn thiết thực, hiệu quả; (9; 8%) cho là không cần thiết trong việc đảm bảo các điều kiện, quy trình xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn.
Bảng 3.3 Mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn
Nội dung Kháchthể Mức độ cần thiết
Mức độ khả thi
RCT CT KCT RKT KT KKT
Xác định nội dung bồi dưỡng cụ thể, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của GVMN
CBQL 76 24 0 53 38 9 GV 79 21 0 55 34 11 Đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng
chuyên môn cho GVMN
CBQL 61.2 38.8 0 52 42 6
GV 48 47 5 39 53 8
Tăng cường tự bồidưỡng của đội ngũ GVMN
CBQL 67.5 32.5 0 58 38 4
GV 62 31 7 48 47 5
Dựa vào số liệu trong bảng 3.3, ta thấy:
- Về mức độ cần thiết:
100% CBQL cho rằng đây là những biện pháp cần thiết trong đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn. Tuy nhiên, chỉ có 95% GV cho biện pháp đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN và 93% GV cho biện pháp tăng cường tự bồi dưỡng của đội ngũ GVMN là cần thiết.
- Về mức độ khả thi:
CBQL đánh giá các biện pháp có tính khả thi cao, bao gồm: xác định nội dung bồi dưỡng cụ thể, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của GVMN; Đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN.GV cũng thống nhất với CBQL về tính khả thi cao của 2 biện pháp này, tuy nhiên, đối với biện pháp xác định nội dung bồi dưỡng cụ thể, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của GVMN, GV đánh giá cao hơn, nhưng biện pháp đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN lại thấp hơn. Biện pháp tăng
cường tự bồi dưỡng của đội ngũ GVMN được CBQL và GV đánh giá tính khả thi thấp nhất.
Bảng 3.4. Mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp tổ chức tốt bộ máy hoạt động bồi dưỡng chuyên môn trong trường, giao trách nhiệm
và tạo điều kiện hoạt động
Nội dung Kháchthể Mức độ cần thiết Mức độ khả thi RCT CT KCT RKT KT KKT
Thiết lập bộ máy hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
CBQL 65 35 0 51 46 3 GV 61.3 38.7 0 50.7 42.8 6.5 Tăng cường các điều kiện phục vụ tốt
cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
CBQL 72.5 27.5 0 61 30 9 GV 72.7 27.3 0 63 27 10 Đánh giá về mức độ cần thiết của biện pháp tổ chức tốt bộ máy hoạt động bồi dưỡng chuyên môn trong trường, giao trách nhiệm và tạo điều kiện hoạt động, 100% CBQL và GV đều cho rằng đây là biện pháp cần thiết cho công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. Tuy nhiên, có sự chênh lệch trong cách đánh giá về tính khả thi. Cụ thể CBQL và GV cho rằng biện pháp tăng cường các điều kiện phục vụ tốt cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn có tính khả thi cao nhất (61%; 63%), biện pháp thiết lập bộ máy hoạt động bồi dưỡng chuyên môn được đánh giá tính khả thi thấp hơn (3; 6.5%).
Bảng 3.5. Mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp tổ chức thi đua, khen thưởng nhằmkhuyến khích GV học tập, bồi dưỡng chuyên môn
Nội dung Kháchthể Mức độ cần thiết Mức độ khả thi RCT CT KCT RKT KT KKT
Tổ chức thi đua, khen thưởng nhằm khuyến khích GV học tập, bồi dưỡng chuyên môn
CBQL 73.5 26.5 0 54 41 5
GV 58 33 9 52 45 3
100% CBQL đánh giá biện pháp tổ chức thi đua, khen thưởng nhằm khuyến khích GV học tập, bồi dưỡng chuyên môn là rất cần thiết và cần thiết Do đó, đánh giá về tính khả thi, CBQL đánh giá tính khả thi cao (95%). Trong khi đó, chỉ có 90% GV cho đây là biện pháp cần thiết, 9% cho là không cần thiết. Vì vậy, đánh giá tính khả thi thấp hơn (3%)
Bảng 3.6. Mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạtđộng bồi dưỡng chuyên môn bằng nhiều hình thức
Nội dung Kháchthể Mức độ cần thiết Mức độ khả thi RCT CT KCT RKT KT KKT
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn bằng nhiều hình thức
CBQL 64 34 2 57 40 3
GV 48 44 8 51 44 5
Để đánh giá về mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn bằng nhiều hình thức, CBQL và GV đã đánh giá như sau: CBQL đánh giá biện pháp này ở mức độ khá cần thiết (98%), trong khi đó GV đánh giá chỉ ở mức độ trung bình (92%). Do đó, CBQL cho rằng biện pháp này có tính khả thi cao (97%), GV đánh giá ở mức thấp hơn (95%).
Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVở các trường MN Huyện Thạch Thành cho thấy 6 biện pháp được đề xuất là rất cần thiết và có tính khả thi cao. Mặc dù kết quả khảo sát này chưa thể chính xác tuyệt đối cho CBQL và GV của tất cả các trường MN trên địa bàn Huyện, nhưng với tỉ lệ khảo sát như trên cũng có thể khẳng định các biện pháp nêu trên có cơ sở thực tiễn và có giá trị.
Để công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đạt chất lượng và hiệu quả, Hiệu trưởng trường mầm non phải biết vận dụng linh hoạt, mềm dẻo các biện pháp cho phù hợp với từng thời điểm, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế, phát huy quyền chủ động, sáng tạo của GV và sự kết hợp của các yếu tố, các thành viên tham gia vào công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn.