Tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồidưỡng chuyên môn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường Mầm Non huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa (Trang 47 - 52)

Tổ chức là một khâu trong chu trình quản lý, là một chuỗi hoạt động diễn ra trong một giai đoạn của quá trình quản lý. Chỉ đạo là quá trình liên kết, liên hệ giữa các thành viên trong tổ chức, tập hợp, động viên và hướng dẫn, điều hành họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu. Công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV được CBQL và GV đánh giá như sau:

Bảng 2.12. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN

TT Tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả CBQ L GV CBQL GV

% % % %

1 Xây dựng ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng

chuyên môn cho GV của trường 60 57 56 55 2

Hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể nội dung và cách thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho tổ chuyên môn

80 74 65 60

3 Hướng dẫn, chỉ đạo, tạo điều kiện cho GV thực

hiện kế hoạch tự bồi dưỡng 70 73 72 75

4 Tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn tập trung

theo kế hoạch tập huấn của Sở, Phòng GD-ĐT 75 78 55 57 5 Tổ chức thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng

thường xuyên ở tổ chuyên môn 75 78 48 46 6 Tổ chức tọa đàm, giao lưu, trao đổi học tập kinh

nghiệm với các trường bạn 70 73 80 86

7 Theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện hoạt

động bồi dưỡng chuyên môn cho GV 48 52 42 40 8 Phối hợp các lực lượng trong hoạt động bồi dưỡng

chuyên môn 60 83 65 68

- Xây dựng Ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV của trường

Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN sẽ đạt hiệu quả cao khi xây dựng được Ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV tốt. Thực tế khảo sát ở các trường cho thấy, hoạt động này được thực hiện ở mức độ tương đối thường xuyên (60% và 57%;) và mức độ hiệu quả không cao (55% và 56%). Nguyên nhân là do các cơ sở bị động trong việc xây dựng một Ban chỉ đạo cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn vì không đủ kinh phí, nguồn lực để thực hiện công việc này. Đa phần, CBQL, cụ thể là Hiệu trưởng sẽ là Trưởng ban chỉ đạo kiêm nhiệm theo những đợt bồi dưỡng tập trung dưới chỉ đạo của Sở, Phòng GD- ĐT.

- Hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể nội dung và cách thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho tổ chuyên môn.

Tổ chuyên môn chính là cầu nối giữa Hiệu trưởng và GV trong tổ về thông tin 2 chiều nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục; tổ chức thực hiện chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên về việc thực hiện kế hoạch, chương trình giáo dục, chuẩn kiến thức kĩ năng, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá… qua các hoạt động cụ thể như bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, dự giờ, thăm lớp, … Với vai trò, chức năng như trên, theo CBQL, trong thời gian qua, công tác hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể nội dung và cách thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho tổ chuyên môn ở các trường được thực hiện ở mức độ khá thường xuyên (80%), còn GV đánh giá ở mức độ tương đối thường xuyên (74%). Tuy đánh giá về mức độ thực hiện có sự chênh lệch giữa CBQL và GV, nhưng cả hai nhóm khách thể này đều có chung một nhận định về mức độ hiệu quả. CBQL và GV: đánh giá chưa phát huy được chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chuyên môn cũng như chưa thật sự tạo điều kiện để tổ chuyên môn thể hiện được vai trò của mình trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN (65% và 60%). Đây chính là nguyên nhân làm cho công tác này không đạt được hiệu quả trong suốt thời gian qua.

- Hướng dẫn, chỉ đạo, tạo điều kiện cho GV thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng

Yếu tố quyết định đối với việc nâng cao trình độ của người giáo viên là tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, nghiệp vụ của mình. Mục tiêu, yêu cầu, nội dung chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN có vai trò to lớn trong việc định hướng và nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên, song nó cũng đặt ra yêu cầu và đòi hỏi mỗi giáo viên phải có năng lực tự học, tự bồi dưỡng cao. Muốn GV có thể thực hiện tốt hoạt động tự bồi dưỡng thì

CBQL phải có sự định hướng, hướng dẫn, chỉ đạo, tạo điều kiện cho GV. Công tác này được CBQL và GV ở các trường đánh giá khá thường xuyên (70% và 73%) và đạt mức độ hiệu quả khá (72% và 75%). Với kết quả như trên, có thể nhận thấy rằng CBQL và GV ý thức được tầm quan trọng của việc tự bồi dưỡng. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn mang tính tự phát, chưa triệt để, rõ ràng.

- Tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn tập trung theo kế hoạch tập huấn của Sở, Phòng GD- ĐT.

Bồi dưỡng chuyên môn tập trung theo kế hoạch tập huấn của Sở, Phòng GD- ĐT được CBQL và GV các trường đánh giá ở mức độ khá thường xuyên (75; 78%), nhưng lại ít hiệu quả (55% và 57%). Đây là một hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GV mỗi khi có sự thay đổi về nội dung chương trình GDMN hay vào trong các đợt bồi dưỡng hè. Kết quả thu được sau mỗi đợt bồi dưỡng chuyên môn tập trung chưa được tiến hành kiểm tra, đánh giá. Số lượng GV tham gia lớp bồi dưỡng chuyên môn tập trung của Sở,Phòng GD- ĐT còn đại trà, chưa đảm bảo được chất lượng. Bên cạnh đó, GV chưa biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng được Sở, Phòng GD- ĐT bồi dưỡng vào trong các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ.

- Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên ở tổ chuyên môn Chất lượng bồi dưỡng thường xuyên của tổ chuyên môn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tổ trưởng tổ chuyên môn đóng vai trò khá quan trọng. Tổ trưởng là người điều hành, tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, chủ yếu là bồi dưỡng chuyên môn cho GV trong tổ. CBQL và GV đánh giá về mức độ thực hiện công tác tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên ở tổ chuyên môn đạt mức tương đối thường xuyên (75% và 78%). Đánh giá về mức độ hiệu quả, CBQL cho rằng công tác này ít hiệu quả (48%), GV đánh giá mức độ hiệu quả thấp hơn (46%). Điều này cho thấy chưa có sự đầu tư

đúng mức, thường xuyên về chất lượng cho tổ chuyên môn trong việc tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên ở tổ chuyên môn.

- Tổ chức tọa đàm, giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các trường bạn.

Tổ chức tọa đàm, giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các trường bạn là một trong những hoạt động cần thiết để nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cho GVMN. Đánh giá về công tác này, cả CBQL và GV đều cho rằng đây là hoạt động được thực hiện ở mức độ khá thường xuyên (70 % và 73%) và mang lại hiệu quả tương đối cao (80%; 86%). Trong thời gian gần đây, các trường có quan tâm đến việc tổ chức cho GV của trường tham quan, học tập, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc - giáo dục trẻ giữa các trường. Tuy nhiên, công tác rút kinh nghiệm, trao đổi sau mỗi đợt dự giờ, tham quan chưa thực hiện nghiêm túc, sâu sắc.

- Theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. Để công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN đạt hiệu quả cao, hoạt động theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác này là một vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát ở các trường, cho thấy công tác này thực hiện ít thường xuyên (48%; 52%) và mức độ hiệu quả thấp (42%; 40%). Điều này minh chứng cho việc thiếu hụt nhân lực trong ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV của trường, hầu hết đều làm kiêm nhiệm nên không thể theo sát việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên môn một cách sâu sắc.

- Phối hợp các lực lượng trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN

Đánh giá về mức độ thực hiện việc phối hợp các lực lượng trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN có sự khác biệt giữa CBQL và GV. CBQL cho rằng đây là công tác được thực hiện ở mức độ trung

bình (60%). Trong khi đó, GV lại cho rằng công tác này được thực hiện ở mức độ khá thường xuyên (83%). Tuy nhiên, cả CBQL và GV đều đánh giá hoạt động này đạt hiệu quả ở mức độ trung bình (65%;68%). Nguyên nhân của vấn đề này là do hiệu quả của việc xây dựng Ban chỉ đạo hoạt

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường Mầm Non huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w