Khái quát về giáo dục Thạch Thành

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường Mầm Non huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa (Trang 26 - 27)

2.1.2.1. Mặt mạnh

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, sự nghiệp GD&ĐT đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào sự ổn định và phát triển KT - XH của huyện, cụ thể:

- Qui mô, mạng lưới trường lớp cơ bản hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu học tập. Số lượng học sinh ở các cấp học, ngành học ổn định, ít biến động. Địa phương đã tạo điều kiện thu hút con em đến trường.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật từng bước đáp ứng yêu cầu phục vụ hoạt động dạy học. Một số trường được chuẩn hoá, khang trang. Nhiều trường Tiểu học có đủ các điều kiện tổ chức được các lớp tăng buổi và 2 buổi/ngày, số phòng học kiên cố tăng, phòng học tranh tre, phòng học tạm, học nhờ giảm do thực hiện tốt nhiệm vụ kiên cố hoá trường lớp học từ nguồn đóng góp của nhân dân, các dự án và ngân sách Nhà nước.

- Về đội ngũ, với tổng số CBGV, nhân viên toàn ngành hiện có 1625 người, trong đó CBQL: 153, giáo viên văn hoá: 1408, hành chính: 60; tỷ lệ giáo viên đạt trình độ đào tạo chuẩn bình quân toàn huyện là 98,9%, trong đó có trình độ trên chuẩn chiếm tỷ lệ 23,2%. Đội ngũ nhà giáo và CBQL toàn ngành có nhiều cố gắng vươn lên trong học tập, rèn luyện nâng cao trình độ

chuyên môn nghiệp vụ. Có nhiều giáo viên dạy giỏi các cấp. Đa số CBGV đáp ứng nhiệm vụ công tác.

- Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia có nhiều nổ lực cố gắng từ huyện, các địa phương và ngành giáo dục, đến nay toàn huyện có 7 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 13%.

2.1.2.2. Mặt hạn chế

- Qui hoạch mạng lưới trường lớp chưa thực sự phù hợp, ảnh hưởng tới công tác quản lý ở địa bàn.

- Cơ sở vật chất ở các trường học còn thiếu, vẫn còn phòng học tranh tre, tạm bợ, phòng mượn. Phần lớn các trường thiếu văn phòng, phòng thư viện, phòng đa năng. Nguồn lực huy động tăng cường CSVC xây dựng trường chuẩn quốc gia tại các địa phương còn gặp nhiều khó khăn.

- Đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ về cơ cấu, thừa giáo viên văn hoá, thiếu giáo viên đặc thù, trình độ, năng lực của đội ngũ CBGV không đồng đều. Một bộ phận CBQL yếu cả về chuyên môn và năng lực quản lý, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác do không có khả năng đào tạo bồi dưỡng lại.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường Mầm Non huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa (Trang 26 - 27)