KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường Mầm Non huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa (Trang 83 - 85)

1. Kết luận

Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non là công việc hết sức cần thiết, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên vì đội ngũ giáo viên là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục mầm non.

Ngày nay, trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xu thế đổi mới giáo dục đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao về phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người giáo viên nói chung, GVMN nói riêng. Chính vì vậy, công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non luôn được quan tâm đúng mức để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Làm tốt công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non, chắc chắn đội ngũ giáo viên mầm non sẽ có một trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, tự tin hơn trong công việc của mình.

Qua quá trình khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV ở các trường MN Huyện Thạch Thành hiện nay, cho thấy việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN thời gian qua đã đạt được một số thành tựu nhất định:

- Nhận thức về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của CBQL và GV có sự chuyển biến đáng kể. Nhiều GV tham gia phong trào tự bồi dưỡng do nhà trường phát động và triển khai trong kế hoạch hoạt động của trường.

- Nhiều trường có chú ý thực hiện công tác xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GV tương đối phù hợp với điều kiện GV của trường mình.

- Việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN được đánh giá tương đối tốt, đặc biệt là tổ chức thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên ở trường.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng phản ánh những hạn chế trong công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN, đó là:

- Chưa quan tâm đến đối tượng tham gia bồi dưỡng, chưa tiến hành khảo sát, tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng bồi dưỡng chuyên môn của GV, cũng như chưa xác lập được mục tiêu rõ ràng, cụ thể.

- Nội dung bồi dưỡng chưa đáp ứng được nhu cầu, mong đợi của GV. Một số nội dung bồi dưỡng chuyên môn còn chung chung, chưa cụ thể, chưa đề ra được biện pháp, cách thức thực hiện đạt hiệu quả. Nội dung bồi dưỡng chuyên môn còn chưa có sự vận dụng và cụ thể hoá vào tình hình, đặc điểm của từng trường.

- Các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN chưa được sử dụng tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu bồi dưỡng của GVMN. Lực lượng giảng viên tham gia bồi dưỡng chuyên môn cho GV chưa đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy nên chưa kích thích được tính tự học của học viên.

- Công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN trong thời gian qua chưa thật sự thường xuyên và chưa mang lại hiệu quả cao. Nguồn nhân lực chất lượng cho công tác chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn chưa đáp ứng được nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn hiện nay.

- Việc thiết lập mục tiêu, kế hoạch, nội dung chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN chỉ mang tính một chiều từ Bộ, Sở GD- ĐT mà chưa bám sát vào nhu cầu của đội ngũ GV.

- Chưa xây dựng được chính sách, chế độ khen thưởng phù hợp để động viên, khích lệ những GV tham gia bồi dưỡng chuyên môn.

- Chưa có một văn bản pháp quy nào quy định cụ thể các hình thức xử lý đối với những GV không đạt yêu cầu sau các đợt bồi dưỡng.

Vì thế để quản lý tốt hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV, người quản lý cần phải tiến hành các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Nội dung cơ bản của các biện pháp đó là:

- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN

- Đổi mới xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn

- Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn - Tổ chức tốt bộ máy hoạt động bồi dưỡng chuyên môn trong trường, giao trách nhiệm và tạo điều kiện hoạt động

- Tổ chức thi đua, khen thưởng nhằm khuyến khích GV học tập, bồi dưỡng chuyên môn

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn bằng nhiều hình thức

2. Kiến nghị

Để nâng cao chất lượng công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN, tác giả có một số kiến nghị như sau:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường Mầm Non huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa (Trang 83 - 85)