Nghiên cứu- phát triển là hoạt động có nhiều rủi ro. Để có thể quản lý rủi ro, cần nhận dạng các loại rủi ro, các yếu tố/ nhân tố tạo ra rủi ro cho quá trình nghiên cứu, phát triển. Trên cơ sở này, người ta tiến hành xác định các dấu hiệu xuất hiện các rủi ro và có những quyết định cần thiết.
Những rủi ro thường gặp trong nghiên cứu- phát triển là:
- Định hướng nghiên cứu không chính xác. Từ sự định hướng không chính xác, các mục tiêu nghiên cứu có thể được xác định không đúng.
- Sự biến đổi của nhu cầu và thị trường làm cho nhu cầu về kết quả nghiên cứu- phát triển trở nên không còn cần thiết nữa. Điều này không chỉ làm lãng phí nguồn lực cho nghiên cứu- phát triển, mà còn ảnh hưởng bất lợi tới uy tín của cá nhân, tổ chức thực hiện nghiên cứu, mà còn làm giảm động lực của các cán bộ nghiên cứu.
- Nghiên cứu được thực hiện một cách trùng lắp. Do thiếu sự phối hợp, chia xẻ thông tin mà các đề tài, đề án, thậm chí cả những chương trình nghiên cứu được tổ chức và triển khai thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề, mục tiêu đã được giải quyết.
- Các hoạt động nghiên cứu- phát triển dựa trên những tư liệu, cứ liệu và tài liệu không chính xác, dựa trên những thông tin chưa được kiểm định hoặc đã được kiểm định nhưng không đúng.
Câu hỏi ôn tập
1. Nội dung chủ yếu của công tác quản trị nghiên cứu- phát triển là gì? 2. Công tác quản trị nghiên cứu- phát triển có những đặc điểm gì?
3. Nội dung của công tác lập kế hoạch nghiên cứu- phát triển là gì? Kế hoạch nghiên cứu- phát triển bao gồm những nội dung gì?
4. Làm thế nào để tạo lập và duy trì được động lực khuyến khích các hoạt động nghiên cứu- phát triển trong doanh nghiệp?
5. Công tác nghiên cứu- phát triển thường gặp những rủi ro gì? Công tác quản trị cần có những biện pháp nào để hạn chế những rủi ro đó?