- Kết quả của công tác nghiên cứu- phát triển không được thương mại hoá;
- Quản trị nghiên cứu- phát triển không được coi là cơ sở cho sự phát triển công nghệ;- Năng lực nghiên cứu- phát triển quốc gia hạn chế; - Năng lực nghiên cứu- phát triển quốc gia hạn chế;
- Thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận/ yếu tố liên quan tới công tác nghiên cứu- phát triển; triển;
- Thiếu sự phối hợp giữa hệ thống nghiên cứu- phát triển với hệ thống dịch vụ phục vụ nghiên cứu- phát triển; nghiên cứu- phát triển;
- Thiếu sự phối hợp giữa hệ thống nghiên cứu- phát triển với hệ thống dịch vụ phục vụ nghiên cứu- phát triển; nghiên cứu- phát triển;
- Năng lực nghiên cứu- phát triển tập trung một cách thái quá trong các trường đại học- Nghiên cứu trùng lặp. - Nghiên cứu trùng lặp.
R. Tavakkoli- Moghaddam, N. Ale- Ebrahim ... Tài liệu đã dẫn
1. 3- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu- phát triển của doanh nghiệp
Kế hoạch nghiên cứu- phát triển là công cụ quản lý quan trọng nhất để quản lý công tác nghiên cứu- phát triển trong doanh nghiệp. Bởi vậy, kế hoạch nghiên cứu- phát triển là nội dung cơ bản đầu tiên của công tác quản trị nghiên cứu- phát triển. Tuy nhiên, các nội dung của nó có thể được cụ thể/ chi tiết hoá (hoặc nhắc lại) trong các kế hoạch bộ phận/ kế hoạch chức năng khác. Kế hoạch nghiên cứu- phát triển của doanh nghiệp thường bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Các nhiệm vụ nghiên cứu- phát triển trong kỳ kế hoạch. Ngoài những nhiệm vụ cụ thể, các kế hoạch dài hạn về nghiên cứu- phát triển của doanh nghiệp thường bao gồm cả định hướng nghiên cứu- phát triển trong kỳ kế hoạch. Các nhiệm vụ nghiên cứu- phát triển cần đề cập tới các mục tiêu, kết quả cần đạt, cá nhân/ đơn vị chủ trì. Thời gian thực hiện và kinh phí thực hiện thường cũng được nêu cùng với các nhiệm vụ này.